Hành trình bết bát của Chủ tịch Đại học Đông Đô trước khi bị truy nã

Ảnh: Vietnamnet
Ảnh: Vietnamnet
Lịch sử có thể thấy rằng các công ty do Trần Khắc Hùng làm chủ tịch làm ăn bết bát và thường có xu hướng đánh cổ phiếu lên bán tháo ở vùng đỉnh.

Ngày 20/8, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định số 272/ANĐT-P5 truy nã bị can Trần Khắc Hùng với tội danh Giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 359, Bộ luật hình sự. Ngoài Trần Khắc Hùng, 3 cán bộ và lãnh đạo của Đại học Đông Đô cũng bị khởi tố. Được biết, hành vi vi phạm pháp luật của các bị can liên quan đến việc tổ chức tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh để thu tiền khi chưa được Bộ GĐ&ĐT cho phép.

Bị can Trần Khắc Hùng, sinh ngày 5/11/1972 tại Nghệ An; là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô. Trước khi bỏ trốn, Hùng ở tại phòng 908 nhà 24T1 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Theo thông tin từ Lao động, thời gian làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Vietnamnet, ông Hùng đã đầu tư vốn vào Trường Đại học Đông Đô. Thời gian này ông Trần Khắc Hùng và Dương Văn Hòa, nguyên hiệu trưởng trường đại học Đông Đô đã tổ chức đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với mức học phí từ gần 30 -35 triệu đồng mặc dù chưa được cấp phép theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Trường Đông Đô quảng cáo văn bằng được cấp tại trường có giá trị vĩnh viễn trong khi các chứng chỉ tiếng Anh khác như Toeic hay IELTS chỉ có thời hạn 2 năm.

Bị can Trần Khắc Hùng đã từng được bầu làm ủy viên Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông này ngoài làm Chủ tịch Đại học Đông Đô còn đương nhiệm vị trí Chủ tịch của 2 công ty đang giao dịch trên sàn chứng khoán là CTCP Tập đoàn Sara (SRB) và CTCP Đầu tư và Thương mại VNN (VNN), trước đó ông này từng làm Chủ tịch CTCP Sara Việt Nam (SRA) và các công ty thuộc tập đoàn Sara.

Khởi đầu từ CTCP Tập đoàn Sara, tiền thân là CTCP Đào tạo và phát triển Công nghệ thông tin Quốc gia, hoạt động trong đủ các lĩnh vực: giáo dục nghề nghiệp, đào tạo cao đẳng, bán buôn máy vi tính, xây dựng công trình, kinh doanh bất động sản, tư vấn du học, cho thuê xe ô tô, dịch vụ bảo vệ, đào tạo đại học và sau đại học…với vốn điều lệ tính đến hết năm 2018 là 85 tỷ đồng.

Trần Khắc Hùng đã đưa hai cổ phiếu SRA và SRB lên sàn từ rất sớm, năm 2008 và đã tạo ra những cơn địa chấn kinh hoàng về giá cổ phiếu.

Cụ thể với cổ phiếu SRB, năm 2010, cổ phiếu này đã tăng từ 7.000 đồng/cp lên khoảng 28.000 đồng/cp (gấp 4 lần), khối lượng giao dịch tăng rất mạnh ở vùng đỉnh, sau đó cổ phiếu này rơi một mạch xuống 3.000 đồng/cp và 3 năm trở lại đây duy trì ở mức 1.200 đồng/cp với thanh khoản rất bèo bọt.

Công ty SRB đã lỗ 6 năm liên tiếp suốt từ năm 2013 tới nay và buộc phải hủy niêm yết trên sàn Hà Nội và giao dịch trên Upcom.

Hành trình bết bát của Chủ tịch Đại học Đông Đô trước khi bị truy nã ảnh 1 Giá cổ phiếu SRB

Theo ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, công ty SRB tại thời điểm 31/12/2018 có lỗ lũy kế 46,66 tỷ đồng chiếm gần 55% vốn chủ sở hữu. Kiểm toán chỉ ra sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể gây ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Hành trình bết bát của Chủ tịch Đại học Đông Đô trước khi bị truy nã ảnh 2 SRB lỗ 6 năm liên tiếp

Với công ty SRA, Trần Khắc Hùng đã bán 20,32% cổ phần và thoái toàn bộ vốn vào năm 2016, tuy nhiên trong giai đoạn ông này làm chủ tịch, cổ phiếu SRA cũng tăng dựng ngược từ dưới 5.000 đồng/cp lên 19.000 đồng/cp (gấp 4 lần), sau đó cũng giảm một mạch về 3.000 đồng/cp. Sau khi đổi chủ, năm 2018 SRA cũng gây bão trên sàn chứng khoán khi tăng gấp 10 lần lên gần 30.000 đồng/cp khi chuyển sang mảng kinh doanh thiết bị y tế.

Hành trình bết bát của Chủ tịch Đại học Đông Đô trước khi bị truy nã ảnh 3 Biến động giá cổ phiếu SRA

Với CTCP Đầu tư và thương mại VNN (tên cũ là CTCP Đầu tư Vietnamnet), Trần Khắc Hùng làm chủ tịch nhưng cổ phiếu này đã bị hủy niêm yết từ giữa năm 2018 do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán năm 2017 liên quan đến các khoản đầu tư đại đại học dân lập Đông Đô.

Hành trình bết bát của Chủ tịch Đại học Đông Đô trước khi bị truy nã ảnh 4 Cổ phiếu VNN đã bị hủy niêm yết

Cụ thể, công ty trình bày khoản đầu tư 32 tỷ đồng vào trường đại học dân lập Đông Đô là khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Tuy nhiên kiểm toán IFC chưa được cung cấp đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để đánh giá về khoản đầu tư này trên báo cáo tài chính hợp nhất. Trước khi bị hủy niêm yết, VNN cũng bị lỗ 5 năm liên tiếp, lỗ lũy kế 18,66 tỷ đồng, tương đương 32,5% vốn điều lệ.

Hành trình bết bát của Chủ tịch Đại học Đông Đô trước khi bị truy nã ảnh 5 Khoản đầu tư vào Đại học Đông Đô khiến VNN bị hủy niêm yết
Theo Theo Cafef
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.