Hàng trăm con 'tôm khủng long' ba mắt xuất hiện sau cơn mưa ở Arizona

0:00 / 0:00
0:00
Tôm ba mắt tái sinh sau trận mưa lớn ở Arizona
Tôm ba mắt tái sinh sau trận mưa lớn ở Arizona
TPO - Theo các quan chức tại Đài tưởng niệm Quốc gia Wupatki, sau trận mưa xối xả ở phía bắc Arizona (Mỹ), hàng trăm sinh vật kỳ dị, trông giống như thời tiền sử xuất hiện từ những quả trứng nhỏ và bắt đầu bơi lội tung tăng.

Trứng của những sinh vật này có thể nằm im trong nhiều thập kỷ trên sa mạc cho đến khi lượng mưa xuống đủ để tạo ra các hồ nước.

Giáp xác ba mắt

Triops - trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ba mắt" - đôi khi được gọi là "tôm khủng long" vì lịch sử tiến hóa lâu đời của chúng. Tổ tiên của những loài giáp xác này tiến hóa trong kỷ Devon (419 triệu đến 359 triệu năm trước, trước khi khủng long xuất hiện) và diện mạo của chúng thay đổi rất ít kể từ đó.

Tuy nhiên, Triops không hoàn toàn giống với tổ tiên của chúng, vì vậy chúng sẽ không được coi là "hóa thạch sống".

Các sinh vật được tìm thấy tại Đài tưởng niệm Quốc gia Wupatki có thể là Triops longicaudatus, một loài được tìm thấy trong các ao nước ngọt tạm thời ở Bắc, Trung và Nam Mỹ.

Sau khi nở, Triops có thể dài tới 4 cm, với chiếc mai giống chiếc khiên. Triops có hai mắt kép lớn, có viền đen (giống như của chuồn chuồn hoặc ong) và một mắt nhỏ ở giữa. Theo Hiệp hội côn trùng học, mắt Ocellus thường gặp ở các loài động vật chân đốt (một nhóm bao gồm côn trùng, động vật giáp xác và nhện) .

Trong trường hợp này, Triops tại Đài tưởng niệm Quốc gia Wupatki có may mắn tái sinh hiếm hoi nhờ một đợt mưa ngắn. Trong thời gian đó, trứng của Triops đã nở và trong vòng vài giờ chúng có thể bắt đầu ăn được. Giống như các loài giáp xác khác, chúng trải qua một số lần lột xác trước khi trưởng thành hoàn toàn chỉ trong hơn một tuần.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG