Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể kéo dài trong tháng 4

Dự báo hạn mặn ở ĐBSCL có thể kéo dài trong tháng 4 này
Dự báo hạn mặn ở ĐBSCL có thể kéo dài trong tháng 4 này
TPO - Nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong vẫn thấp, khiến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự báo sẽ chịu xâm nhập mặn kéo dài trong tháng 4 này. Hiên gần 80.000 hộ dân ở ĐBSCL vẫn trong cảnh khó khăn về nước sinh hoạt. 
Ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Thủy lợi cho biết, tình hình xâm nhập mặn tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tăng theo kỳ triều cường. Xâm mặn tại các sông Cổ Chiên và sông Hậu với ranh mặn 4g/lít từ 42-43 km, tăng từ 9-10 km so với tuần trước.
Tương tự xâm mặn trên sông Hàm Luông, Cửa Đại và Cửa Tiểu tăng nhẹ, vẫn duy trì ở mức cao; còn trên sông Vàm Cỏ Tây, sông Cái Lớn tăng và đạt mức cao nhất từ đầu mùa khô.
Theo dự báo, từ hôm nay (11/4) đến hết tuần tới, tình trạng nhập mặn vẫn tăng, duy trì đến giữa tuần, sau đó giảm theo kỳ triều kém.
Ông Văn Anh cũng cho biết, mực nước trên dòng chính sông Mekong tuần vừa qua có xu thế dao động nhẹ. Ngày hôm qua, mực nước Mekong tại trạm Chiang Saen (Thái Lan) đạt 2,13 m, cao hơn 0,57 mét so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ, thấp hơn 1,05 m so với đợt hạn mặn lịch sử năm 2016.
Còn mực nước Mekong đo tại trạm trạm Kratie (Campuchia) đạt 7,04 m, cao hơn 0,8 m so với TBNN cùng kỳ, thấp hơn 0,33 m so với năm 2016. 
Tại Biển Hồ (Campuchia) đạt 1,35 tỷ m3, thấp hơn 0,17 tỷ m3 so với TBNN cùng kỳ, cao hơn 600 triệu m3 so với năm 2016 và giảm 120 triệu m3 so với tuần trước. 
Theo thông tin từ Viện khoa học Thủy lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT), năm 2019 khu vực thượng nguồn Trung Quốc cũng bị hạn nặng, thiếu hụt tổng lượng mưa so với trung bình nhiều năm lên tới 34%.Các hồ thủy điện Trung Quốc tích nước đến cuối tháng 12/2019 và xả nước tiết kiệm, lượng xả từ đầu mùa khô phổ biến dao động trong khoảng 800-1000 m3/s. 
Đến nay, việc vận hành gia tăng của các hồ thủy điện Trung Quốc đã chậm hơn khoảng 54 ngày so với ở năm 2018-2019 và 48 ngày so với bình quân những năm gần đây. Dự báo dòng chảy còn thấp ở tháng 4, xâm mặn sẽ tiếp tục kéo dài trong tháng 4.
Do ảnh hưởng của hạn mặn, vụ Đông Xuân của ĐBSSCL đã thiệt hại khoảng 43.000 ha, trong đó nặng nhất là Trà Vinh gần 19.600 ha, Sóc Trăng trên 5.700 ha, Long An trên 5.300 ha, Kiên Giang gần 5.000 ha… Ngoài ra, khoảng 1.700 ha cây ăn trái cũng bị thiệt hại.
Về nước sinh hoạt, với sự chung tay của các lực lượng chức năng, cộng đồng, thời gian qua nhiều hộ dân ở ĐBSCL đã được đã được xử lý phần nào nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, do hạn mặn vẫn chưa có chiều hướng giảm, nên hiện vẫn còn trên 79.200 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt, chủ yếu ở Bến Tre 12.700 hộ, Sóc Trăng 19.900 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Cà Mau 17.500 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ, Long An 7.900 hộ, Trà Vinh 6.600 hộ
Ngoài ra, ở Bắc Trung Bộ đang có trên 125 ha chị thiếu nước, xâm mặn (chủ yếu ở Thừa Thiên-Huế). Ở Nam Trung Bộ cũng có trên 1.150 ha diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó  Quảng Nam có 500 ha lúa, Khánh Hòa có 150 ha, Ninh Thuận gần 180 ha, Bình Thuận có 300 ha.
Trong khi đó, ở Tây Nguyên, gần 15.700 cây trồng đang “khát nước”, trong đó nặng nhất là Đắk Lắk gần 8.400 ha, Đắk Nông gần 3.250 ha, Gia Lai trên 1.650 ha, Lâm Đồng trên 1.450 ha.
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...