Hải quân Trung Quốc và bài toán tiêm kích trên hạm

FC-31 đang có cơ hội trở thành tiêm kích trên hạm mới của Trung Quốc
FC-31 đang có cơ hội trở thành tiêm kích trên hạm mới của Trung Quốc
TPO - Hải quân Trung Quốc (PLAN) được nói là vẫn chưa quyết định có sử dụng tiêm kích Shenyang FC-31 (còn được gọi là J-31) làm tiêm kích mới hoạt động trên tàu sân bay hay chấp nhận một phiên bản cải tiến của dòng máy bay tiêm kích Chengdu J-20, đang được không quân nước này sử dụng.

Theo một số người trong giới quân sự, nói với SCMP với điều kiện ẩn danh, giới chức quốc phòng Trung Quốc vẫn đang cân nhắc giữa hai loại tiêm kích thế hệ 5 và chưa quyết loại nào sẽ được chọn cho lực lượng hải quân đang phình ra nhanh chóng.

“Hải quân vẫn chưa quyết định, bởi cả máy bay J-20 lẫn máy bay FC-31 đều có những ưu thế và điểm yếu riêng”, một nguồn tin nói với SCMP. Một nguồn tin khác nói các kỹ sư của tập đoàn Không gian Thành Đô đang nghiên cứu chế tạo một phiên bản J-20 thân ngắn hơn để phù hợp hơn với hoạt động trên tàu sân bay.

Hiện tại, tiêm kích duy nhất đang được Trung Quốc sử dụng trên tàu sân bay là J-15, do tập đoàn hàng không Thẩm Dương sản xuất, là một phiên bản cải tiến của T-10K-3, nguyên mẫu của dòng tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga mà Trung Quốc tìm cách có được tư Ukraine.

Tuy nhiên, J-15 khó có thể coi là máy bay lý tưởng cho các tàu sân bay Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh và Type 001A đều sử dụng kiểu phóng máy bay “nhảy cầu”, tức là bố trí một đoạn bệ dốc ở mũi tàu sân bay để máy bay chạy đà và cất cánh. Kiểu cất cánh này được cho là an toàn hơn nhưng trọng lượng cất cánh bị hạn chế, nghĩa là máy bay mang ít nhiên liệu và vũ khí hơn nếu so với kiểu phóng máy bay “súng cao su” của các tàu sân bay Mỹ kiểu cũ (dùng máy phóng hơi nước) và kiểu phóng bằng hệ thống phóng máy bay từ trường (trên một số tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ).

Báo chí Trung Quốc đã chế giễu dòng máy bay J-15 là “con cá lật” bởi tính kém hiệu quả của nó. Máy bay J-15, với khung thân nặng nề và động cơ yếu, lại phải cất cánh trên tàu sân bay “nhảy cầu”, năng lực rõ ràng bị hạn chế rất nhiều.

Tàu sân bay kế tiếp của Trung Quốc Type 002, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2023, được cho là sẽ có hệ thống phóng máy bay “súng cao su”, nghĩa là tàu sẽ có mặt boong hoàn toàn phẳng, tương tự tàu sân bay của Mỹ và Pháp. Trung Quốc cũng đang cân nhắc trang bị hệ thống này lên tàu sân bay đầu tiên là Liêu Ninh để phi công luyện tập cho giai đoạn sau này, khi tàu Type 002 đi vào hoạt động, theo tường thuật của Sputnik.

Tuy nhiên, J-15 là một máy bay to lớn: nó dài tới 24m, ngang với chiếc máy bay lớn nhất của Mỹ từng hoạt động trên tàu sân bay là máy bay ném bom A-5 Vigilante. Có nghĩa là J-15 dài hơn J-20 tới 2m.

“Nếu J-15 có thể trở thành máy bay trên tàu sân bay, vì sao máy bay nhỏ hơn là J-20 lại không?”, chuyên gia quân sự Antony Wong Dong ở Macau nói với SCMP.

Tuy vậy, tiêm kích FC-31 chỉ dài 17m, và trong khi động cơ không khỏe bằng J-20 với động cơ WS-15 cải tiến, nhưng điều quan trọng là FC-31 có 2 động cơ. Đây là lợi thế lớn với máy bay hoạt động trên tàu sân bay, trong trường hợp đang ở xa tàu mẹ mà gặp trục trặc kỹ thuật. Khi đó, FC-31 vẫn có thể lết về bằng động cơ còn lại, còn phi công J-20 chỉ còn biết cầu chúa.

Và cũng chỉ mãi đến gần đây, PLAN mới có ý tưởng về FC-31, máy bay cho đến cuối năm ngoái vẫn chỉ được coi là mang tính thử nghiệm. Tờ Diplomat tường thuật hồi tháng 11/2018 rằng FC-31 được chú ý trở lại vì sức ép ngày càng tăng đối với hải quân Trung Quốc về việc “lấp đầy” boong tàu sân bay mới, và trước thực tế Mỹ đang bán cho nhiều nước dòng tiêm kích F-35 phiên bản B và C có thể hoạt động trên tàu sân bay và thậm chí là tàu đổ bộ tấn công.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.