Văn phòng báo chí cho biết: "Camera hoạt động với quang phổ từ 0,9 đến 1,7 micromet, cho phép nhìn xuyên các lớp phủ ngụy trang và nhìn rõ các vật thể được ngụy trang. Nó cũng có khả năng định vị các nguồn laser và bất kỳ tia chớp nhiệt nào, ví dụ như tiếng súng, tiếng pháo và tín hiệu", văn phòng báo chí cho biết .
Camera mới được đưa vào thử nghiệm trong chuyến thám hiểm ở quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Cực. Việc tham gia vào chuyến thám hiểm kéo dài 18 ngày tới quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Cực đã cho phép các chuyên gia quân sự Nga "đánh giá đầy đủ và khẳng định lợi thế của nó, đặc biệt là khả năng phát hiện và xác định các vật thể trong điều kiện thời tiết phức tạp".
Chiếc camera SWIR được phát triển bởi các chuyên gia của Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Orion (một phần của Tập đoàn Shvabe).
Theo các nhà phát triển, camera mới có thể được sử dụng suốt ngày đêm ở mức ánh sáng yếu và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, có thể hỗ trợ an ninh, thực hiện kiểm soát tình hình trên mặt đất và hỗ trợ điều hướng trên biển cho các lực lượng vũ trang.
Thân của của camera không bị rò rỉ và được bảo vệ cao để chống lại sự hư hại, bụi và nước.
Chuyến thám hiểm Bắc Cực toàn diện mang tên 'Umka-2021' bắt đầu tại khu vực quần đảo Franz Josef Land, Đảo Alexandra và vùng biển lân cận được bao phủ bởi băng liên tục bắt đầu vào ngày 20/3 và kết thúc vào tuần trước.
Trong chuyến thám hiểm, ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga cùng lúc nổi lên từ dưới lớp băng ở khoảng cách lên tới 300 mét, lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Nga. Ngoài ra, một cặp máy bay chiến đấu MiG-31 đã bay qua Bắc Cực với việc tiếp nhiên liệu giữa không trung.