Hai hình ảnh người lính ghi dấu ấn đặc biệt trong phim về chiến thắng Điện Biên Phủ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Đây là hai bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng, hoành tráng bậc nhất về chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh những người lính dưới đây đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả mỗi khi nhắc lại.

NSƯT Trần Lực trong Hoa ban đỏ

Hoa ban đỏ là một bộ phim chiến tranh dạng bán tài liệu của đạo diễn Bạch Diệp, ra mắt lần đầu năm 1994, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/1994).

Bộ phim kể về Phương (Trần Lực), một tiểu đoàn trưởng bộ đội chủ lực và Tấm (NSƯT Thu Hà), cô nữ dân quân kiêm y tá xinh đẹp, luôn hết lòng vì bộ đội. Phương và Tấm là hàng xóm với nhau từ nhỏ, hai người gặp lại nhau khi cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, đơn vị của Phương có nhiệm vụ tiêu diệt Cứ điểm 206 - cứ điểm bảo vệ sân bay Mường Thanh.

Hoa ban đỏ đã khắc họa một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc những hy sinh, mất mát và đau thương trong chiến tranh. Và trên hết là ý chí kiên cường, bất khuất quyết chiến tới cùng của quân và dân ta trong trận đánh lịch sử này.

Khác với những phim đề tài chiến tranh khác, Hoa ban đỏ có cách làm độc đáo vì không quá tập trung những hình ảnh trận mạc, chết chóc hay thương tật mà khai thác những khoảng lặng thời chiến.

Hai hình ảnh người lính ghi dấu ấn đặc biệt trong phim về chiến thắng Điện Biên Phủ ảnh 1

Đối với NSƯT Trần Lực, Hoa ban đỏ là cơ hội tuyệt vời để thể hiện một vai người lính trong trận Điện Biên Phủ huyền thoại của Việt Nam. Sự hy sinh của nhân vật Phương đã để lại một khoảng hẫng đầy cảm xúc trong lòng khán giả, khi Tấm đi tìm Phương trong đoàn quân thắng trận ở kết phim.

Hoa ban đỏ cũng được đầu tư, dàn dựng hoành tráng mà những người làm phim khi ấy (1993) và cả bây giờ đều mơ ước: Gần như 100% bối cảnh được dựng một cách kỹ càng, trung thực.

Các nhân vật ở trong phim sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước như một lẽ đương nhiên vậy, với họ, ra trận như dắt trâu ra đồng, tự nhiên và tự nguyện. Chính vì lẽ đó mà phim Hoa ban đỏ tái hiện chiến tranh một cách tự nhiên, bi tráng nhưng lãng mạn tựa như cuộc sống vốn có.

Hai hình ảnh người lính ghi dấu ấn đặc biệt trong phim về chiến thắng Điện Biên Phủ ảnh 2

Hóa thân xuất sắc vào vai nhân vật người lính, NSƯT Trần Lực từng chia sẻ: "Những ngày tháng trên trường quay làm tôi nhớ mãi không bao giờ quên. Thời ấy, chúng tôi làm phim hồn nhiên như các chiến sĩ trong phim. Bất chấp tất cả để đóng phim, chúng tôi ở nhà dân thời gian dài khi quay ở Hoà Bình, ở với bộ đội khi quay ở sân bay Hoà Lạc... sinh hoạt như những người dân bản: tắm suối dưới tiết trời lạnh giá, ăn như bộ đội khi ở trong doanh trại...".

Mạnh Trường trong Đường lên Điện Biên

Đường lên Điện Biên chủ yếu xoay quanh hành trình của Tiểu đoàn 5 – tiểu đoàn bộ binh chủ lực trong chuyến hành quân xuyên Tây Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Song song với họ là chuyến đi của 500 cô gái dân công.

Đây là bộ phim dài tập đầu tiên nói về chiến thắng lịch sử này. 25 tập phim truyền hình Đường lên Điện Biên (kịch bản: Lê Ngọc Minh - Khuất Quang Thụy - Bùi Tuấn Dũng) là câu chuyện từ năm 1954, với những chàng vệ quốc quân hào hoa rời Thủ đô đi kháng chiến và những cô dân công hỏa tuyến xinh đẹp, nết na. Tình yêu và lửa đạn, máu và nước mắt được thể hiện lãng mạn mà bi tráng, thấm đẫm và trải dài xuyên suốt từ tập đầu đến cảnh kết thúc bộ phim.

Phim được đầu tư kỹ lưỡng về bối cảnh, phục trang và đạo cụ. Là một bộ phim chiến tranh, nhưng đạo diễn Bùi Tuấn Dũng không chỉ khai thác về những cảnh chiến đấu hay sự khốc liệt của cuộc chiến mà còn tập trung và những khoảng lặng, những câu chuyện tình lãng mạn. Trong đó, Nguyễn Mạnh Trường đảm nhiệm vai Hùng hào hoa, hình tượng đẹp của người lính vệ quốc đoàn. Hùng anh yêu Hà, một đoàn trưởng dân công hỏa tuyến với biết bao thăng trầm.

Hai hình ảnh người lính ghi dấu ấn đặc biệt trong phim về chiến thắng Điện Biên Phủ ảnh 3

Đây là vai diễn bộ đội đầu tiên Trường tham gia, khác biệt hoàn toàn với những vai diễn trước, nhưng nam diễn viên đã vượt qua cảm giác hồi hộp, cũng như những e ngại về ngoại hình quá hiện đại sẽ không hợp với hình ảnh chiến sĩ bộ đội để hoàn thành xuất sắc vai diễn một anh vệ quốc đoàn hào hoa, mạnh mẽ, dũng cảm.

Hai hình ảnh người lính ghi dấu ấn đặc biệt trong phim về chiến thắng Điện Biên Phủ ảnh 4
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm