Hải Dương bán nông sản trên chợ online Alibaba, Lazada, Sendo

0:00 / 0:00
0:00
Hải Dương bán nông sản trên chợ online Alibaba, Lazada, Sendo
TPO - "Chúng tôi đang chuẩn bị các bước cần thiết để đưa vải thiều lên các trang thương mại điện tử trước ngày 18/5. Thông qua cách tiếp thị mới này, Hải Dương kỳ vọng sẽ giải quyết được những điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản, tránh bị ùn ứ như năm ngoái, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp", ông Vũ Việt Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, cho hay.  

Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và các tỉnh, thành, cơ quan liên quan chuẩn bị đưa một số nông sản Việt bán trên sàn thương mại điện tử.

Theo đó, vải thiều Hải Dương là mặt hàng đầu tiên được sẽ được bán trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử như Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vnLazada.vn.

Để thực hiện kế hoạch này, Cục Xúc tiến Thương mại cho biết, vừa phối hợp với Sở NN&PTNT Hải Dương tổ chức chương trình huấn luyện về truy xuất nguồn gốc và các thủ tục mở, tham gia gian hàng cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên sàn thương mại điện tử.

Ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Dương cho biết, sản phẩm nông nghiệp Hải Dương rất dồi dào, đa dạng nhưng việc tiêu thụ trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn vì chủ yếu vẫn qua các kênh truyền thống mà chưa tận dụng được thế mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến.

Năm 2020, mặc dù dịch COVID-19 nhưng sản lượng vải toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 43.000 tấn; trong đó 23.000 tấn vải sớm và khoảng 20.000 tấn vải thiều. Lượng vải tiêu thụ trong nước ước khoảng 50%, còn lại xuất khẩu. Tổng giá trị đạt 1.166 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng so với năm 2019.

Niên vụ vải năm 2021, Hải Dương có trên 9.100 ha vải với sản lượng ước khoảng 55.000 tấn.

Hải Dương bán nông sản trên chợ online Alibaba, Lazada, Sendo ảnh 1

Việc đưa vải thiều lên các trang thương mại điện tử kỳ vọng sẽ giải quyết được ùn ứ tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

"Chúng tôi đang chuẩn bị các bước cần thiết để đưa vải thiều lên các trang thương mại điện tử nói trên trước ngày 18/5. Thông qua cách tiếp thị mới này, Hải Dương kỳ vọng sẽ giải quyết được những điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản, tránh bị ùn ứ như năm ngoái, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp", Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương chia sẻ.

Về kế hoạch tiêu thụ, theo ông Vũ Việt Anh, dự kiến 50% sản lượng vải của tỉnh (trong đó chủ yếu vải sớm) sẽ xuất khẩu Trung Quốc, 40% thị trường trong nước và khoảng 5-7% xuất khẩu đi các thị trường khó tính (Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU, Singapore….) và 5% phục vụ chế biến.

Tại Bắc Giang, Sở NN&PTNT tỉnh này cho biết, năm nay, toàn tỉnh có 28.000 ha vải thiều, với sản lượng ước đạt 180 nghìn tấn. Trong đó, hơn 200 ha vải xuất khẩu sang Nhật Bản với 30 mã vùng; 218 ha xuất khẩu sang Hoa Kỳ, châu Âu (EU) với 18 mã vùng và 15.867 ha xuất khẩu sang Trung Quốc gồm 149 mã vùng.

Theo Sở NN&PTNT Bắc Giang, để đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước, ngày 8/6/2021, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với các điểm cầu trong và ngoài nước, với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu. Trong đó, có đại diện Đại sứ quán và Tham tán Kinh tế - Thương mại các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Thái Lan, Singapore tại Việt Nam; đại diện Cơ quan Xúc tiến đầu tư, thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (Jetro); Cơ quan Thương mại và đầu tư Australia tại Việt Nam; một số tập đoàn, doanh nghiệp, nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị và các chợ đầu mối, sàn thương mại điện tử.

Ngoài ra, tỉnh này còn truyền hình trực tuyến tới hơn 20 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và 4 điểm cầu trực tuyến đặt tại tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Nhật Bản, Australia và Singapore...

Dự kiến, tỉnh này cũng sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ vải thiều và các nông sản khác trên các kênh thương mại điện tử sau chuỗi sự kiện này.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.