Hại con vì tẩm bổ bằng ... thuốc bổ não

Có thể gặp nguy hiểm vì thuốc bổ trí não. Ảnh: Internet
Có thể gặp nguy hiểm vì thuốc bổ trí não. Ảnh: Internet
TPO - Đang vào mùa thi, nhiều phụ huynh lùng mua các loại thuốc bổ não để tăng cường trí nhớ cho con mà không hề biết rằng những loại thuốc này có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Cứ đến mùa thi, không ít cha mẹ lại tìm đến với các thuốc bổ mà họ cho là có tác dụng tăng cường trí nhớ để mua về cho con em mình dùng. Vậy thực chất của các loại thuốc này như thế nào? Chúng có thực sự đáp ứng được mong mỏi của người dùng hay không?

Theo Th.sĩ, BS Lê Thị Hải, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, có nhiều loại thuốc đang được coi là có tác dụng trên hệ thần kinh. Phần nào các thuốc này giúp cho hệ thần kinh có thể đạt được sự minh mẫn và chúng được gọi là các thuốc bổ não. Sở dĩ như vậy vì người ta cho rằng chúng có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng khả năng nhận thức, củng cố trí thông minh, nhạy bén hóa khả năng tư duy, nhưng tất cả chúng đều là những thuốc không đặc hiệu. Người ta chia các thuốc này ra làm nhiều nhóm:

Nhóm các chất dinh dưỡng

 Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ vì vậy chỉ được dùng nhóm thuốc này khi có chỉ định của thầy thuốc, các bậc cha mẹ và các em học sinh tuyệt đối không được tự ý sử dụng, gây hại tới sức khỏe trước mắt và lâu dài.

Nhóm kích thích thần kinh

Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ vì vậy chỉ được dùng nhóm thuốc này khi có chỉ định của thầy thuốc, các bậc cha mẹ và các em học sinh tuyệt đối không được tự ý sử dụng, gây hại tới sức khỏe trước mắt và lâu dài.

Các thuốc thuộc nhóm racetam

Các sĩ tử nếu dùng cần được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng vì thuốc cũng có một số tác dụng phụ như bồn chồn, bứt rứt, kích thích, lo âu hoặc gây rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, khó ngủ, hay thức giấc, ngủ gà), mệt mỏi, choáng váng, rối loạn tiêu hóa ở một số trường hợp. Các tác dụng phụ này thường xảy ra ở một số người sử dụng lần đầu, nếu ngưng thuốc có thể hết.

Các thuốc làm thay đổi lưu lượng máu não

Nhóm thuốc này cũng chỉ nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, các sĩ tử không nên tự mua về dùng mà có thể gặp những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

Tuy nhiên, theo các BS, không phải mọi thuốc đều có tác dụng với các sĩ tử. Một số có tác dụng trên người bệnh, một số có tác dụng trên trẻ em. Chẳng hạn như DHA, omega 3 cần cho sự hình thành và phát triển não bộ nên rất cần cho trẻ em. Ở người trưởng thành, não bộ không hình thành và phát triển thêm nữa. Các chất này lại không có ý nghĩa làm thay đổi tuổi thọ của các tế bào nên chúng ít có ý nghĩa với người trưởng thành.

Một số thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng vì nó tác động vào mạch máu, các thụ cảm thể thần kinh, tác động vào nồng độ các chất trung gian thần kinh như vinpocetin, galantamine, modafinil. Vì thế, việc dùng chúng cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ mà không được tự ý sử dụng. Bởi rất có thể chúng làm thay đổi hoạt động của hệ tim mạch, hệ cơ vận động, làm thay đổi hoạt động của ruột - tiêu hóa. Bất cứ khi nào thấy có biểu hiện khác thường cần phải ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý thêm là mặc dù chúng được coi là thuốc bổ thần kinh nhưng các thuốc này chỉ có tác động rõ nét trên trường hợp bệnh lý điển hình. Nó hầu như ít tác dụng trên người bình thường khỏe mạnh. Thế nên, chúng ta đừng cố “uống tống uống táng” rồi mong có sự thay đổi trí tuệ siêu việt. Đó là điều thật hoang tưởng!

Các bậc cha mẹ cần nhớ là việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thời gian ngủ, nghỉ và luôn tạo không gian vui vẻ, đừng tạo áp lực cho con sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc sử dụng những viên thuốc bổ mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì thuốc là con dao hai lưỡi, tuy là thuốc bổ nhưng nếu dùng không đúng cũng gây hại cho cơ thể. 
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.