Hai cơn sóng lớn và cú chuyển mình
Đại dịch Covid-19 khiến khiến tăng trưởng của ngành du lịch thế giới năm 2020 bị kéo lùi 30 năm. Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có giai đoạn mức giảm du khách là gần 100% vì việc đóng cửa biên giới và các đợt dịch liên tiếp tái bùng phát ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Dù là một quốc gia được đánh giá xử lý dịch bệnh mẫu mực, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài cơn “đại hồng thủy” Covid-19. Thêm vào đó, những tháng cuối năm, khu vực miền Trung còn hứng chịu trận lũ lịch sử và hậu quả nặng nề từ 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Thống kê năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD…
Xu hướng du lịch toàn cầu cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Ông Trần Trọng Kiên - Thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch, cho rằng giải pháp quan trọng để giải quyết khủng hoảng hiện nay là phát triển thị trường du lịch nội địa trở thành thị trường nguồn quan trọng, đóng góp 55 - 75% tổng thu của ngành du lịch trong 2 - 3 năm tới. Với hướng đi đó, trong năm 2020, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có hai chương trình kích cầu du lịch nội địa vào tháng 5-2020 và tháng 9-2020.
“Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác mở ra”
Lâu nay, thị trường nội địa dù chiếm 82,5% tổng lượng khách, nhưng doanh thu chỉ chiếm chưa đến 45%. Việc cơ cấu lại thị trường du lịch cũng là động lực để các doanh nghiệp, địa phương bắt tay vào làm mới các điểm đến, thay đổi sản phẩm du lịch.
Hạn chế tụ tập đông người khiến nhu cầu về các kỳ nghỉ tại chỗ “staycation” tăng cao, nhu cầu du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng. “Ông Dương Phú Nam, Tổng Giám đốc Sun World Holding (Tập đoàn Sun Group) cũng từng đề xuất một số giải pháp kích cầu du lịch nội địa trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay như: kiến tạo và phát triển những sản phẩm du lịch mới, đáp ứng xu thế mới, nhất là sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, du lịch thiền; Gia tăng trải nghiệm, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu bằng mô hình "kinh tế đêm”.
Thực tế, Sun Group đã có nhiều thay đổi quan trọng theo phương châm này. Gói Staycation của Hotel de la Coupole Sapa – MGallery (Sa Pa, Lào Cai) là một trải nghiệm hấp dẫn và mới mẻ. Kiến trúc đẳng cấp xứng đáng tuyệt phẩm từ bàn tay của KTS Bill Bensley, kết hợp với bức tranh Tây Bắc ngoạn mục từ thung lũng Mường Hoa, từ đỉnh Fansipan và mức giá ưu đãi đã khiến khách sạn này trở thành lựa chọn không thể tốt hơn cho một “Staycation”.
Khu du lịch Sun World Ba Na Hills gây ấn tượng cho du khách bằng vườn hồng Morin từ lần kích cầu thứ nhất. Tới lần thứ 2, KDL này lại có một con đường rực rỡ với những lá cờ đỏ sao vàng vào dịp Quốc khánh 2/9 trên cây Cầu Vàng huyền thoại. Hay khu Sun World Fansipan Legend cũng đã ra mắt thung lũng hoa hồng kỷ lục Việt Nam và mở rộng đồi hoa tím trên đường lên Fansipan. Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh (Quảng Ninh) dù chỉ mới đi vào hoạt động từ tháng 5/2020 nhưng đã có nhiều chương trình ưu đãi trải nghiệm dịch vụ trị liệu sức khỏe 5 sao.
Kết bè vượt bão
Năm 2020 cũng đánh dấu sự liên kết mạnh mẽ giữa các địa phương và doanh nghiệp trong nhiều hoạt động kích cầu du lịch. Hội nghị du lịch toàn quốc về du lịch tổ chức cuối năm 2020 cũng thống nhất những vấn đề cốt lõi là: Nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường liên kết hợp tác và thúc đẩy chuyển đổi số.
Nói về việc liên kết vượt qua Covid-19, đại diện tập đoàn Sun Group cũng cho rằng: “Sun Group tranh thủ thời gian để làm mới bằng việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực trên toàn hệ thống, đồng thời tích cực liên kết với các doanh nghiệp và các địa phương để tạo nên sức mạnh “kết bè vượt bão”. Những cú bắt tay giữa tập đoàn này và các đối tác lớn như Vietnam Airlines hay cũng cho thấy việc vượt bão lần này đã có quy mô chưa từng có.
Hiệu quả vượt bão không chỉ là con số có thể nhìn thấy trong nước. Năm 2020, Việt Nam bội thu các giải thưởng du lịch quốc tế. Ở giải thưởng được coi là Oscar của ngành du lịch thế giới – World Travel Awards, Việt Nam lần thứ 2 liên tiếp nhận danh hiệu “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” và trước đó đã ghi danh với hai giải: “Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á” và “Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á” tại Giải WTA khu vực châu Á 2020.
Cũng trong năm này, Tập đoàn Sun Group tiếp tục khẳng định đẳng cấp với 10 giải thưởng thế giới tại WTA 2020 và 25 giải WTA 2020 khu vực châu Á. Nhiều công trình, dự án du lịch lớn của Sun Group được vinh danh ở những hạng mục uy tín như: Khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới 2020 - InterContinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng); Khu nghỉ dưỡng Tiệc cưới xa xỉ hàng đầu thế giới - JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc); Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới và Điểm du lịch có phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới - Sun World Fansipan Legend (Sa Pa); Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới - Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng); Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới – Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills; Sân bay khu vực hàng đầu thế giới - Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh)…
Vẫn còn quá sớm để nói đến tương lai của ngành du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến quá phức tạp như hiện nay, nhưng từ những bước đi đầy ấn tượng của năm 2020, du lịch Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục vượt khó, để định hình vị thế của một điểm đến an toàn, hấp dẫn.