Hạ tầng yếu toàn diện do...tư duy

Hạ tầng giao thông Việt Nam lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới (Trong ảnh: Tắc đường thường xuyên diễn ra trên cầu Thăng Long đi Nội Bài). Ảnh: Phong Cầm
Hạ tầng giao thông Việt Nam lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới (Trong ảnh: Tắc đường thường xuyên diễn ra trên cầu Thăng Long đi Nội Bài). Ảnh: Phong Cầm
TP - Bộ KH&ĐT vừa trình Chính phủ đề án đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng (KCHT) và hướng xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2011-2020. Theo đánh giá, KCHT Việt Nam yếu kém toàn diện do...tư duy.

> Taxi đang nêm trên đường phố
> Đề xuất giám sát tối cao an toàn giao thông

Hạ tầng giao thông Việt Nam lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới (Trong ảnh: Tắc đường thường xuyên diễn ra trên cầu Thăng Long đi Nội Bài). Ảnh: Phong Cầm
Hạ tầng giao thông Việt Nam lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới (Trong ảnh: Tắc đường thường xuyên diễn ra trên cầu Thăng Long đi Nội Bài). Ảnh: Phong Cầm.

Lạc hậu

Theo Bộ KH&ĐT, hệ thống KCHT của Việt Nam được đầu tư khá lớn nhưng vẫn còn yếu kém, lạc hậu. Cụ thể, cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay của Việt Nam còn rất lạc hậu so với thế giới cả về tính hệ thống, chất lượng, trang thiết bị đến việc vận hành, quản lý. Tỷ lệ đường cao tốc của Việt Nam mới chiếm 0,1% trong khi của Thái Lan là 13,3%, Hàn Quốc 3,3%...

Việt Nam chưa có đường sắt tốc độ cao, chưa có hải cảng và sân bay hiện đại, chưa đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương thức. Còn hệ thống lưới điện chắp vá, yếu kém nên tỷ lệ tổn thất điện năng cao (9-10%); hệ thống thuỷ lợi đã kém lại đang xuống cấp nghiêm trọng, chỉ có 19% kênh mương được kiên cố hóa…

Trong khi đó, KCHT giao thông đô thị yếu kém so với sự phát triển đô thị, tỷ lệ đất dành cho giao thông thấp (Hà Nội chỉ đạt 6-7%, TP Hồ Chí Minh khoảng 8%). Bên cạnh đó, tính đồng bộ, kết nối liên thông của toàn bộ hệ thống KCHT còn yếu, thiếu dữ liệu dẫn đến không có khả năng quản lý, giám sát toàn diện.

Bộ KH-ĐT nhận định, những yếu kém trên trước hết có nguyên nhân từ vấn đề tư duy, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống KCHT chậm đổi mới. Biểu hiện của nó là chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân, chưa có chính sách và hình thức thu phí hợp lý để thu hút nhà đầu tư tư nhân. Chính phủ cũng chưa có cơ chế, chính sách biến tài nguyên đất đai thành nguồn lực để đầu tư phát triển.

Việc quản lý và điều hành tầm vĩ mô trong phát triển KCHT còn nhiều bất cập; tầm nhìn hạn chế, chỉ thiên về lượng mà ít quan tâm về chất, tiến bộ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong phát triển hạ tầng. Công tác quản lý các lĩnh vực KCHT còn phân tán, không dựa trên quy hoạch rõ ràng, khoa học, thiếu tính chặt chẽ.

Do tư duy nhiệm kỳ

Bộ KH-ĐT cũng cho biết, do tư duy nhiệm kỳ, các nhà lãnh đạo muốn để lại dấu ấn từ Trung ương đến địa phương, dẫn đến các dự tính đầu tư KCHT chủ yếu cho trước mắt, ít xem xét đến tính dài hạn vì thế hiệu quả đầu tư, tính sử dụng của các công trình hạn chế.

“Tư duy theo địa giới hành chính kết hợp với cơ chế phân cấp cho các địa phương với nhiều yếu kém về năng lực, trình độ quản lý cộng với việc kiểm tra, giám sát chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm...? dẫn đến đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Ngoài ra, một loạt các nguyên nhân khác về phương thức quản lý, khai thác KCHT lạc hậu, cơ chế chính sách chậm đổi mới, thiếu sự chỉ đạo tập trung, chất lượng quy hoạch thấp…là những lý do dẫn tới sự yếu kém của toàn bộ hệ thống KCHT hiện nay.

Thúc đẩy tư nhân đầu tư hạ tầng

Do đó, ngoài đề nghị phải có giải pháp đột phá để giải quyết những yếu kém, Bộ KH-ĐT đề xuất nên cân đối vốn đầu tư cho phát triển hệ thống KCHT từ nay đến năm 2015 và 2020. Tuy nhiên, theo Bộ KH-ĐT, trong 10 năm tới, do phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP sẽ phải giảm xuống còn 33,5-35% GDP nên trong cả thời kỳ này, tổng vốn đầu tư xã hội sẽ koảng 17.470-17.960 ngàn tỷ đồng, tương đương 710-720 tỷ USD.

Trong số này, tổng vốn có khả năng đầu tư cho kết cấu hạ tầng khoảng 5.300-5.350 ngàn tỷ đồng, tương đương với 210-215 tỷ USD, đáp ứng trên 50% nhu cầu đầu tư phát triển theo quy hoạch đã có (385-395 tỷ USD).

Theo một quan chức Bộ KH&ĐT, nguồn tiền để huy động đầu tư cho KCHT tới đây, ngoài vốn ODA, cần phải có đột phá về cả quan điểm và cơ chế chính sách huy động, trong đó tạo cơ chế chính sách đồng bộ để hấp dẫn tư nhân đầu tư. Coi đây là giải pháp đột phá.

Cần 190 tỷ USD để đầu tư

Theo tổng hợp của Bộ KH-ĐT từ nhu cầu đầu tư theo các chương trình, dự án của các quy hoạch đã được lập ở các bộ, ngành, địa phương thì tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 2.200-2.300 tỷ đồng (tương đương 110-115 tỷ USD).

Trong đó, hạ tầng giao thông cần 1.100-1.150 tỷ đồng; điện cần 427 ngàn tỷ đồng; hạ tầng đô thị và hạ tầng nông thôn cần 220 ngàn tỷ đồng...?Giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu đầu tư lên đến 3.700-3.800 ngàn tỷ đồng (khoảng 185-190 tỷ USD).

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.