Hà Nội: Xử lý nghiêm nạn tăng giá vé xe khách tùy tiện dịp Tết

Để đảm bảo việc đi lại dịp Tết, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các DN vận tải không tăng giá cước tùy tiện. Ảnh: T.Đảng
Để đảm bảo việc đi lại dịp Tết, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các DN vận tải không tăng giá cước tùy tiện. Ảnh: T.Đảng
TPO - Nhằm rà soát công tác phục vụ hành khách dịp cao điểm Tết Nguyên Đán Canh Tý, sáng nay (24/12) Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức họp với các doanh nghiệp (DN) vận tải và các bến xe trên địa bàn Hà Nội.

Cuộc họp có sự tham gia của đại diện nhiều đơn vị liên quan đến công tác đảm bảo trật tư, vận chuyển hành khách dịp cao điểm cuối năm. Trong đó, phía DN vận tải có đại diện 30 đơn vận tải xe khách, 50 đơn vị vận tải xe hợp đồng, 50 đơn vị vận tải taxi, 12 đơn vị vận tải xe buýt và 30 đơn vị vận tải xe xe tải; phía cơ quan chức năng gồm: đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT, Công an thành phố, Phòng CSGT, Thanh ra GTVT, Sở Tài chính…

Ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội chủ trì cho biết, cuộc họp là để rà soát lại một lần nữa công tác phục vụ, đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách dịp cao điểm Tết Nguyên Đán Canh Tý. Cùng với đó các cơ quan liên quan trong đó có Sở GTVT, Công an, Tài chính, Thanh Tra GTVT lắng nghe một số ý kiến của các đơn vị vận tải, điều hành bến cho biết cụ thể phương án phục vụ Tết, những vấn đề còn tồn tại, cần đề xuất để cơ quan có chức năng tháo gỡ. Đề cập đến giá cước dịp cao điểm Tết, ông Hà cũng thông tin, qua cuộc họp này Sở GTVT cũng đề nghị các DN cố gắng giữ ổn định giá cước vận tải dịp Tết, không tăng giá vé tùy tiện và thu giá cao hơn niêm yết.

Báo cáo về kế hoạch phục vụ cao điểm Tết tại các bến xe tại đơn vị mình, ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, lượng hành khách đi lại trong dịp cao điểm cuối năm sẽ dàn đều trong cả đợt, tuy nhiên sẽ tập trung cao hơn vào trước ngày 23 tháng Chạp và ngày bắt đầu được nghỉ của nhà nước. Dự kiến lượng khách qua bến trong thời gian cao điểm Tết Nguyên đán sẽ tăng khoảng 130% đến 150% so với ngày thường.

Từ thực tế này, công ty đã có kế hoạch tăng cường xe cho từng bến. Cụ thể, dịp Tết Dương lịch công ty tăng cường 120 xe cho ba bến xe là Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm. Với đợt cao điểm Tết Nguyên đán Canh tý, công ty tăng cường 2.200 xe cho các bến thành viên. Cụ thể, bến Giáp Bát: lượt xe dự kiến tăng cường là: 1.050 lượt xe/ngày tăng 115% so với ngày thường; tại bến Mỹ Đình, lượt xe dự kiến tăng cường là hơn: 1.100 lượt xe/ngày tăng khoảng 115% so với ngày thường, tại bến Gia Lâm, lượt xe dự kiến tăng cường là 810 xe tăng 115% so với ngày thường. Thời gian phục vụ cao điểm Tết Nguyên Đán tại các bến xe của công ty sẽ diễn ra từ ngày 15/1/2020 (tức 21 tháng Chạp năm Kỷ Hợi) đến hết ngày 24/01/2020 (30 Tết Canh Tý).

Về giá vé, ông Toàn cho biết, Công ty đã yêu cầu các bến họp với các DN vận tải yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định của cơ quan quản lý, trong đó có việc cố gắng giữ ổn định giá cước vận tải dịp Tết, không tăng giá tuỳ tiện.

Lực lượng kiểm soát cần làm hết trách nhiệm

Vừa thay mặt Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội taxi Hà Nội, ông Nguyễn Công Hùng cho biết, ông đồng ý với việc chỉ đạo của cơ quan quản lý về việc yêu cầu các DN vận tải không tăng giá trái quy định để giúp bình ổn thị trường dịp cuối năm. Tuy nhiên ông Hùng cũng nêu thực tế, DN vận tải truyền thông trong đó có xe khách, taxi thường thực hiện rất nghiêm quy định của nhà nước, tuy nhiên các DN vận tải hợp đồng, trong đó có xe Limousine, công nghệ Grab lại không tuân thủ quy định nào, vẫn tăng giảm giá tùy ý.

Hà Nội: Xử lý nghiêm nạn tăng giá vé xe khách tùy tiện dịp Tết ảnh 1

Đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó Giám đốc Công an Hà Nội phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.Đảng

Thậm chí không chỉ dịp lễ Tết và giờ cao điểm hiện nay đang tự tiện tăng giá gấp đôi bình thường và không bị kiểm soát. “Việc này vừa gây bất bình đẳng trên thị trường vận tải, vừa gây mất trật tự, ùn tắc cho phố phường cho các phương tiện này dường như không chịu sự quản lý của bất kỳ quy định nào khi tham gia giao thông và kinh doanh trên đường”, ông Hùng nêu thực tế.

Thậm chí ông Hùng còn nêu thực tế, kể cả một số doanh nghiệp taxi truyền thống cũng đang lợi dụng các kẻ hở của nhà nước, sự chưa sâu sát của một số cơ quan quản lý để thực hiện đăng ký tem tuyến nơi này nhưng lại đưa xe về nơi khác hoạt động. Dẫn chứng cụ thể cho việc này, ông Hùng cho biết, hiện trên địa bàn Hà Nội có hàng nghìn taxi mang thương hiệu Sao Thủ Đô, tuy nhiên thực tế Sở GTVT không cấp tem, phù hiệu cho các xe taxi này hoạt động. Các tem, phù hiệu taxi Sao Thủ Đô đeo để hoạt động tại Hà Nội thực chất là được cấp từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định…

Cho ý kiến về phản ánh của đại diện Hiệp hội taxi Hà Nội về việc có hàng nghìn taxi “lậu” giữa Hà Nội, Đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, lực lượng CSGT và Thanh tra phải vào cuộc làm rõ việc này. Đề cập đến việc tổ chức, phân luồng đảm bảo giao thông trên đường, ông Viện cho biết, Thanh tra giao thông cần phối hợp với CSGT và công an các quận, huyện hơn nữa, nhất là tại các nút giao thông, tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào cao điểm Tết.

Theo ông Viện, các lực lượng kiểm soát, phối hợp trên đường nhiều khi làm chưa hết trách nhiệm. “Anh Vũ Hà (Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội –PV), cần chỉ đạo cho Thanh tra giao thông phối hợp với CSGT, CSTT, công an các quận, huyện chặt chẽ hơn nữa, lực lượng này có lúc chưa đoàn kết, dẫn đến công tác đảm bảo giao thông bị ảnh hưởng”, ông Viện nói.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.