Hà Nội, thành phố của những nghệ sĩ

Hà Nội, thành phố của những nghệ sĩ
TPO - “Đối với tôi, Hà Nội giống như một thành phố của những nghệ sĩ...”- Nora Taylor, giảng viên môn nghệ thuật Nam Á và Đông Nam Á tại viện nghệ thuật Chicago cho biết.

Ngoài những nghệ sĩ Việt Nam còn có cả những nghệ sĩ nước ngoài đang hành nghề tại đây. Một trong số đó là hai người phụ nữ với hai cuộc sống, hai câu chuyện thú vị , mỗi người là một nhà tiên phong từ những thập kỉ trước: Nữ chuyên gia nghệ thuật người Nga, Natasha Kraevskaia với „Salon Natasha“ mà bản thân nó cũng là một phần của sân khấu nghệ thuật, và người Mỹ mang tên Suzanne Lecht, người đã tạo nên một điểm kết nối để giới thiệu cho toàn thế giới biết về nghệ thuật Việt Nam thời đó.

Hà Nội quyến rũ Suzanne Lecht

Suzanne Lecht biết đến một thế giới hoàn toàn khác hẳn với tiếng còi, sự ồn ào, ầm ĩ của thủ đô Hà Nội, một cuộc sống mà ta có thể nghe được trên con phố nhỏ Nguyễn Khắc Nhu. Suzanne lớn lên giữa “một nơi nào đó“ ở Mỹ, đầu tiên là ở Montana, rồi sau đó trên một trang trại tại Kansas. Có lẽ cô đã từng bị cuốn hút bởi thành phố lớn, sự náo nhiệt của con người và sự quyến rũ của một cuộc sống đầy đủ. Cô đã tới New York, học thiết kế nội thất, di chuyển quanh đó và đã gặp người đàn ông của đời mình, một người đàn ông mang tên Lecht.

Hà Nội, thành phố của những nghệ sĩ ảnh 1

Nhờ có con người này, mà cánh cửa tới châu Á của cô đã mở ra. Cả hai đã chuyển đến Nhật Bản, thưởng thức thời hoàng kim và tân tiến ở nơi đây. Cho đến khi Lecht mất. Suzanne đứng trước sự cạn kiệt, tất cả mọi thứ quanh cô dường như đều chấm dứt: Giấy phép cư trú và lao động, căn hộ, tất cả mọi nền tảng cho một cuộc sống ở Nhật đều tuột khỏi tay cô.

“Tất cả mọi người đều đã nghĩ là tôi sẽ quay trở lại Mỹ“, Suzanne hồi tưởng lại. Thế nhưng, cô đã tìm thấy Hà Nội, và Hà Nội đã tìm thấy cô. Một bài báo nói về nhóm nghệ sĩ nổi tiếng „Gang of Five“ đã gây cho Suzanne sự chú ý: Họ muốn phản ánh cảm xúc của mình, và cảm nhận linh hồn của những bức tranh. „Chồng tôi và tôi cùng yêu nghệ thuật. Chúng tôi từng hứa khi về già sẽ tham gia một nhóm nghệ thuật.“ Một giấc mơ mà có lẽ không bao giờ tồn tại nữa trong cô. „Chúng tôi đã có với nhau một cuộc sống hạnh phúc và tuyệt vời nhưng giờ đây, tôi phải một mình sống tiếp cuộc sống ấy. Tôi muốn thử thành lập một nhóm nghệ thuật và muốn trở thành cây cầu nối giữa những nền văn hóa khác nhau.“

Suzanne Lecht đã tạo một bước ngoặt, một sự khởi đầu hoàn hảo: Cô đã gửi đồ đạc về Mỹ và bản thân mình thì hạ cánh ở Việt Nam. Đó là ngày 8 tháng giêng năm 1994, một ngày âm u, đầy sương, yên tĩnh và thanh bình. „Một cách vô thức, mảnh đất này đã thu hút tôi: Tôi là một thiếu phụ góa chồng tràn đầy u buồn“. Nhưng khi cô quan sát hai cụ già ngồi uống trà, trái tim cô cảm nhận sâu sắc sự dung hòa của vẻ đẹp và nỗi buồn. Một sự gặp gỡ tình cờ trong một bảo tàng nghệ thuật đã mở ra cho cô một con đường mới: Cô đã gặp Phạm Quang Vinh, một người gốc Việt từng sống ở Niu-di-lân, anh mời cô đi ăn và giới thiệu cô với Hà Trí Hiếu cùng những thành viên khác của „Five of Gang“. Suzanne Lecht đã đem theo những bức ảnh về nghệ thuật của họ ra nước ngoài, giới thiệu với bạn bè trong giới nghệ thuật và năm 1997, cô tổ chức một triển lãm về nghệ thuật Hà Nội tại Hồng Kông. „Ở Hà Nội chưa có một sân khấu triển lãm đúng nghĩa“. Triển lãm „Mai Gallery“ được khai trương năm 1993, tuy nhiên, người triển lãm đầu tiên, một phòng nghệ thuật tư nhân, lại là Natasha Kraevskaia.

Từ tình yêu sét đánh tới Salon Natasha

„Hồi đó tôi đã trải qua một cú sốc văn hóa“, cô miêu tả những ấn tượng của mình như vậy khi đến Việt Nam vào năm 1983. „Con người ở đây rất nghèo, gần như không có cửa hàng hay hệ thống giao thông.“ Nhưng hồi đó tôi trẻ và rất hiếu kì.

Hà Nội, thành phố của những nghệ sĩ ảnh 2

Natasha Kraevskaia, T.S. triết học, không thể làm việc trực tiếp với các sinh viên, mà chủ yếu là với các giáo sư, tuy nhiên cô có thể cảm nhận được sự hào hứng và hiếu học. Một đồng nghiệp tại viện Puschkin, nơi Natasha làm việc, đã kể cho cô nghe về một nghệ sĩ nổi tiếng và đã đưa cô đến xưởng của ông.

Thế là „bùm“, Natasha vỗ tay, một „Love story“. Cô và Vũ Dân Tân đã trở thành một cặp đôi – trong tình yêu và trong nghệ thuật. Và đó là thời điểm mà những liên lạc với người nước ngoài được kiểm soát nghiêm ngặt. „Tôi đã rất hào hứng. Tôi đã phá vỡ tất cả các qui tắc“, Natasha Kraevskaia nói, đôi mắt ánh lên vẻ lém lỉnh.

Cả hai đã quyết định mở „Salon Natasha“ vào năm 1990. Thời kì đổi mới đã tồn tại được một thời gian dài, tuy nhiên những thay đổi trong sân khấu nghệ thuật thì lại đến rất chậm. „Chúng tôi muốn thiết lập một không gian, nơi mọi người có thể thử nghiệm, nơi nghệ sĩ có thể gặp gỡ, trưng bày, và tổ chức các sự kiện thân mật, nơi người ta có thể giao tiếp và thảo luận“. Một văn hóa salon hiện đại.

Nhanh chóng, cô đã biến xưởng của Vũ Dân Tân thành một phòng triển lãm, một điểm gặp gỡ cho những người hiểu biết và yêu thích nghệ thuật, để có thể cảm nhận thật gần sự thay đổi và cách tân của sân khấu nghệ thuật, những thay đổi đã đến cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế. „Giữa những năm 90 là một khoảng thời gian cho sự khám phá“, Natasha hồi tưởng lại. „Các nghệ sĩ có thể đi đây đi đó và thấy được sự phát triển ở phương tây“.

Salon Natasha đã trở thành nơi trú ngụ cao cấp cho nghệ thuật khác, lạ thường, trẻ và ít được biết đến bên cạnh dòng chảy chính và tính thương mại. „Nơi này là khoảng vô thức của tôi – những giấc mơ và ảo tưởng trở nên sống động“, Vũ Dân Tân đã nói trong một cuộc phỏng vấn ở California. Ngay cả Nora Taylor cũng cho rằng salon Natasha mang một ý nghĩa đặc biệt cho sân khấu nghệ thuật Việt Nam. „Nơi này nằm trên con đường rất được ưa chuộng ở Hà Nội, tuy nhiên, khi bạn đến đó, và mở cánh cửa ra, thành phố như biến mất“. Đó là một nơi vừa rất bí mật, lại vừa rất rộng mở, Taylor phát biểu nhân dịp tổ chức triển lãm „Hà Nội: Một thành phố trong nghệ thuật“ tại viện Goethe, do Natasha Kraevskaia phụ trách.

Suzanne Lecht đã tạo dựng được thành công: Từ 2007, cô dọn đến một nơi mới, hiện đại và tươi sáng, ở số 7 đường Nguyễn Khắc Nhu, nơi cô đã sửa sang trong 8 tháng trời và đã là nơi đặc biệt thu hút các khách nước ngoài. Hiện tại ở đây đang diễn ra một triển lãm của Nguyễn Quang Huy – Những bức chân dung của Hmông, những bức chân dung tỏa sáng niềm hân hoan và nét hồn nhiên. „Sẽ không thể có những điều này, nếu là mười năm trước đây.“ Nghệ thuật đã có những bước tiến không ngờ, vị khách Hans Georg Knopp, tổng thư ký viện Goethe, phát biểu.

Tuy vậy, cả Suzanne Lecht và Natasha Kraevskaia đều nhìn ra những thách thức lớn cho sân khấu nghệ thuật ở Hà Nội. Internet có một ảnh hưởng lớn. „Cho tới nay, các nghệ sĩ Việt Nam vẫn giữ được cho mình những nét độc đáo – và tôi hi vọng sẽ luôn như thế“, Suzanne Lecht phát biểu. Và cả Natasha Kraevskia cũng nhận ra „cách mà các nghệ sĩ không ngừng cố gắng, để phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới. Họ làm marketing, hướng tới những thứ mà người mua muốn – và không còn hướng tới những điều xuất phát từ trái tim.“ Sao chép và thương mại, thay cho sự sáng tạo của bản thân: Một số nghệ sĩ đã đánh mất sự hồn nhiên của mình.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đang thể hiện những ưu thế, Natasha Kraevskia nói: Các nghệ sĩ có thể sắm các phương tiện như camera quay phim, và có thể thử nghiệm chúng, họ trở thành „thành viên của giới nghệ thuật toàn cầu“. Chuyên gia nghệ thuật người Nga giảm tần suất của salon xuống chỉ còn tối đa 2 triển lãm một năm; sau khi chồng mất, giờ cô chỉ tập trung vào những điều tạo ra niềm vui: điều chỉnh trong mọi lĩnh vực, diễn thuyết và viết luận. Tuy thế, tại số nhà 30 Hàng Bông vẫn luôn hiện diện thứ nghệ thuật mà cô tìm kiếm.

Nhà báo Nadine Albach từ nhật báo Westfalische Rundschau (Đức)
tới Hà Nội trong khuôn khổ chương trình trao đổi phóng viên quốc tế
của Viện Goethe (www.goethe.de/closeup).

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.