Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn

Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn
TPO - Sáng nay 28/11 tại Đình Thượng (thôn Duyên Yết, Hồng Thái, Phú Xuyên), người dân trong thôn đã cùng nhau tái hiện Lễ hội chạy lợn, một sinh hoạt văn hóa cổ truyền còn lưu giữ đến ngày nay.
Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn ảnh 1
Một trong những công đoạn của Lễ hội chạy lợn. Ảnh: H.T

Tương truyền ở Diền là tên gọi dân gian của làng, chỉ nằm cách đường cao tốc Pháp Vân chừng 1 km và nằm ven đê sông Hồng, cứ đến mồng 7 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm, chính hội, làng sẽ mở hội. Đặc trưng của lễ gồm những lễ rước, nhưng điển hình nhất là Lễ hội chạy lợn.

Sở dĩ lễ hội được gọi là "chạy lợn" vì thần cùng dân chúng trong làng đã có phương pháp "mổ lợn" nhanh nhất để khao quân và tướng trong thời gian hạ trại chuẩn bị lên đường đi đánh đuổi giặc Thục thủa xưa.

Những chú lợn được chăm chút cẩn thận, giống đẹp nhất, có chế độ ăn đặc biệt, 10 ngày trước lễ hội, "ông lợn" chỉ ăn cháo gạo và tắm rửa bằng nước lá thơm sạch sẽ, trọng lượng không quá... 60 kg.

Cầu kỳ hơn, những chú lợn sẽ được rước ra sân đình, nổi lửa và làm thịt chỉ trong vòng chưa đầy 3 phút. Có 3 đội cùng thi thố và đội nào thịt lợn xong nhanh nhất sẽ được trao giải và đem vào làm lễ vật trong đình.

Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn ảnh 2
Nước sôi chuẩn bị làm lợn. Ảnh: H.T

9 giờ sáng, 3 chú lợn được ngả ra trong chớp mắt. Các đội không cắt tiết lợn mà dùng một con dao phay thửa riêng nặng 7 kg, cùng chiếc vồ cũng phải tới 3 kg, một người kè dao, một người ra sức dập vồ và chặt đứt đầu chú lợn trong nháy mắt.

Những nồi nước sôi đã được chuẩn bị sẵn từ trước, đun bằng liếp tranh, trấu, lõi ngô. Trong thời gian rất ngắn, 21 người đàn ông phải phân công nhau và rạch đủ 9 miếng dâng lễ, mỗi miếng khổ vuông (xẻ tư) chừng 10 cm2 gồm: Tề vai, tề mông, đuôi, gan, tim, phổi, một quả cật, lá lách và hứng một đĩa tiết. Với bí quyết và công nghệ riêng, những người thực hiện chụm miệng để thổi, quấy và làm đông đĩa tiết ngay lập tức thì mới luộc được.

Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn ảnh 3
Rước "ông lợn" vào đình. Ảnh: H.T
Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn ảnh 4 Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn ảnh 5
Chuẩn bị mổ lợn (trái) và lợn đã được chặt đầu, khoét mông, chuẩn bị ức. Ảnh: H.T
Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn ảnh 6 Hà Nội: Tái hiện Lễ hội chạy lợn ảnh 7
Cạo lông thủ lợn (trái), mỗi người một việc và mâm cỗ đã hoàn thiện dâng cúng Ảnh: H.T

Dự án bảo tồn văn hóa phi vật thể này vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp 100 triệu đồng để thực hiện vào ngày hôm nay, 28/11. Đúng mồng 7 tháng Giêng (Âm lịch) Xuân Kỷ Sửu, Viện Văn hóa Nghệ thuật, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ quay băng video để lưu giữ lại một Lễ hội chạy lợn thực sự là một lễ hội dân gian, hấp dẫn, sinh động và được nhiều người biết tới.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.