Hà Nội lên phương án đón “heo vàng” vào lớp 1

Hà Nội lên phương án đón “heo vàng” vào lớp 1
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm nay có khoảng 125.424 học sinh (SN Đinh Hợi 2007) bước vào lớp 1.

> Tuyển sinh lớp 1 ở Hà Nội: Đối mặt áp lực 'lợn vàng'

> Phụ huynh sợ không dám bỏ học thêm

Số lượng này tăng 11.000 so với năm trước nên dự kiến công tác tuyển sinh sẽ gặp nhiều khó khăn. Quan điểm của Hà Nội là phải lo đủ chỗ học cho trẻ.
Tuyển sinh đầu cấp giữ ổn định.

Hà Nội khẳng định lo đủ chỗ học cho học sinh các cấp học.
Hà Nội khẳng định lo đủ chỗ học cho học sinh các cấp học..

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến quận/huyện về GD-ĐT quý I, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, năm nay việc tuyển sinh vào mầm non, lớp 1 và lớp 6 vẫn theo phương thức xét tuyển, theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện thị xã quy định.

Thời gian tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1/7/2013 đến ngày 15/7/2013. Sau khi đã nhận đủ số trẻ trong độ tuổi, số học sinh theo tuyến tuyển sinh, nếu còn chỉ tiêu, các trường có thể tiếp nhận trẻ hoặc học sinh cho đủ chỉ tiêu được giao, chậm nhất đến ngày 20/7/2013 phải hoàn thành công tác tuyển sinh.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết thêm, ngày 08/3/2013 UBND Thành phố đã có văn bản số 1790/UBND-VX về việc tuyển sinh các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 THPT năm học 2013-2014, giao Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND quận, huyện, thị xã hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức toàn bộ công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 THPT năm học 2013 - 2014 (cả công lập và ngoài công lập) đảm bảo đúng pháp luật, chính xác, công bằng, khách quan, thuận tiện cho học sinh và cha mẹ học sinh; thực hiện hiệu quả chủ trương “Ba tăng, ba giảm” (ba tăng: tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học; ba giảm: giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp, giảm số lớp đối với những trường có số lớp quá lớn) của ngành; đặc biệt tránh tình trạng quá tải ở một số trường.

Để chuẩn bị tốt việc tuyển sinh đầu cấp, ông Phạm Văn Đại - phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nêu ra giải pháp cụ thể. Ông Đại cho hay, các Phòng GD-ĐT xây dựng Kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp và trình UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt cần tập trung làm tốt những nội dung: Chỉ đạo các trường học phối hợp với UBND các phường, xã thực hiện tốt công tác điều tra số trẻ ở từng độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn, đảm bảo số liệu chính xác để phân tuyến hợp lý, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, kiên quyết không để xảy ra hiện tượng quá tải ở một số trường, trong khi ở một số trường khác tuyển không đủ chỉ tiêu. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xếp hàng qua đêm để tuyển sinh.

Tổ chức tốt việc tuyên truyền công tác tuyển sinh, hướng dẫn đầy đủ rõ ràng, tạo thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh. Các quận cần có biện pháp chỉ đạo kiên quyết trong việc giảm sĩ số học sinh trên lớp nhất là với lớp 1, giảm số học sinh trái tuyến để nâng cao chất lượng dạy và học. Chỉ đạo các trường tuyệt đối không thu hoặc vận động học sinh hoặc cha mẹ học sinh đóng góp những khoản thu ngoài quy định.

Đảm bảo đủ chỗ học cho trẻ

Theo ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội để thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu cấp thì khâu quan trọng nhất là phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng số trẻ đến độ tuổi vào lớp 1, kể những trẻ có hộ khẩu KT3. Khi đã có con số chính xác thì việc phân tuyến tuyển sinh mới đảm bảo hợp lý.

“Việc phân tuyến phải đảm bảo công khai, minh bạch…để người dân được biết. Từ việc phân tuyến này sẽ xác định chỉ tiêu và giao cho từng trường” - Giám đốc Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, năm 2012, bên cạnh những đơn vị tổ chức tuyển sinh rất tốt thì vẫn tồn tại việc phân tuyến và giao chỉ tiêu tuyển sinh ở một số quận, huyện còn chưa hợp lý nên có trường tuyển thừa, trường tuyển thiếu số học sinh so với chỉ tiêu được giao. Nhiều trường có số lượng học sinh đúng tuyển thấp. Bất cập này là do công tác điều tra số trẻ ở từng độ tuổi chưa chính xác, việc phân tuyến tuyển sinh và giao chỉ tiêu tuyển sinh chưa hợp lý.

Chỉ đạo tại hội nghị giao ban, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Việc tổ chức tuyển sinh đầu cấp đối với mầm non, lớp 1 và 6 là trách nhiệm của UBND các quận/huyên. Quan điểm vẫn giữ nguyên như năm trước đó là Chủ tịch UBND các quận/huyện chịu trách nhiệm trước nhân dân và UBND thành phố về công tác tuyển sinh của mình.

“Việc tuyển sinh trước hết phải đảm bảo các cháu phải có đủ chỗ học dù là trường công hay trường tư. Bên cạnh đó phải ổn định tình hình chứ không phải đưa ra các chính sách để làm rối vấn đề lên tung lên” - phó Chủ tịch UBND quán triệt về công tác tuyển sinh đầu cấp.

Bà Ngọc cũng quán triệt thêm, ngành giáo dục thủ đô cần phải xác định được số lượng 11.000 học sinh vào lớp 1 tăng lên so với năm trước là nằm ở quận huyện nào để có giải pháp cụ thể. Những quận huyện có mức tăng đột biết thì Sở GD-ĐT phải giám sát trực tiếp. Nếu việc thực hiện khó khăn thì cần phải báo cáo với UBND thành phố. Bên cạnh đó nếu cách thức tuyển sinh có sự thay đổi so với năm trước thì cũng cần phải báo cáo, tránh tình trạng tự “sáng tác” làm mất ổn định.

“Công tác tuyển sinh cần phải được rà soát và tiến hành sớm để qua đó nếu thấy cần phải thêm phòng, thêm lớp thì thành phố còn rót ngân sách để thực hiện” - bà Ngọc chốt lại vấn đề.

Được biết, hiện tại các quận/huyện Hà Nội đang khẩn trương rà soát, điều tra các độ tuổi của trẻ. Dự kiến trong tháng 4 các Phòng GD-ĐT sẽ lên phương án tuyển sinh để trình UBND quận/huyện quyết định. PV Dân trí sẽ sớm cập nhật phương án tuyển sinh của từng quận/huyện nội thành Hà Nội để giúp các bậc phụ huynh có thông tin đầy đủ nhất.

Theo Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.