Hà Nội khánh thành nhà máy nước 'khủng' có thể uống tại vòi

TPO - Sáng 5/9, nhà máy nước mặt sông Đuống khánh thành giai đoạn 1, công suất 300.000m3/ngày đêm, đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu người, chiếm 1/3 dân số Hà Nội và 1 số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.

Được biết, nhà máy Nước mặt Sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp Vùng với tổng diện tích 65 ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5.000 tỷ đồng với 2 phân kỳ. Phân kỳ 1 đã khánh thành tháng 10/2018 với công suất 150.000m3/ngày đêm.

Sau hơn 11 tháng thi công, phân kỳ 2 có công suất 300.000m3/ngày đêm hoàn thành, đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu người – chiếm 1/3 dân số Hà Nội và 1 số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.

Hà Nội khánh thành nhà máy nước 'khủng' có thể uống tại vòi ảnh 1

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đại biểu khách mời làm nghi lễ khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1

Theo lãnh đạo Nhà máy nước mặt sông Đuống, từ khi đưa vào vận hành phân kỳ 1 tháng 10/2018 với công suất phát bình quân 120.000 m3/ngđ - 130.000m3/ngày đêm, nhà máy cung cấp nước sạch sinh hoạt bổ sung cho hàng triệu người dân tại các khu vực huyện Gia Lâm, Đông Anh, Quận Long Biên, Quận Hoàn Kiếm và khu vực phía Nam Thành phố bao gồm quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.

Đặc biệt các khu vực khó khăn cuối nguồn nước điểm Xa La tại quận Hà Đông, một số xã huyện Thanh Trì dọc trên đường QL 70 thông qua các Cty cấp nước phân phối trên địa bàn Hà Nội như Cty TNHH MTV nước sạch Hà Nội, Cty CP Nước sạch số 2 Hà Nội, Cty CP VIWACO, Cty TNHH MTV nước sạch Hà Đông… trong đó có những điểm thay thế chủ lực việc sử dụng nguồn nước ngầm ô nhiễm nặng như hệ thống giếng ngầm của các nhà máy nước phía Nam tại nút Pháp Vân.

Cùng với đó, nhà máy cũng cung cấp nước sạch cho một số vùng trước đây chưa có mạng lưới nước sạch, phải sử dụng nước tự khoan như địa bàn các xã Trung Màu, Văn Đức huyện Gia Lâm, và đang tiếp tục lắp đặt mạng phân phối cho các xã Dục Tú, Mai Lâm huyện Đông Anh, phạm vi này đang tiếp tục được mở rộng thêm; Đặc biệt đã đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung nước sạch cho cư dân Hà Nội trong đợt nắng nóng cao điểm hè 2019.

Hà Nội khánh thành nhà máy nước 'khủng' có thể uống tại vòi ảnh 2

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi lễ

Sau khi khánh thành phân kỳ 2 nâng tổng công suất lên 300.000m3/ngày đêm, nhà máy sẽ tiếp tục bổ sung cung cấp nước sạch cho các quận nội thành, khu vực trung tâm của thành phố; cung cấp nước sạch sinh hoạt cho 1 số vùng bổ sung thuộc ngoại thành thành phố Hà Nội như Ứng Hòa, Thanh Oai và khu vực phía Nam các huyện Thường Tín, Phú Xuyên; các khu vực còn lại của các huyện Đông Anh, Sóc Sơn; cấp nước tập trung cho một số Khu đô thị lớn đang xây dựng và chuẩn bị đưa vào sử dụng như Khu đô thị VinCity Gia Lâm tại huyện Gia Lâm, Khu đô thị Thanh Hà tại quận Hà Đông và đón đầu tạo cơ sở hạ tầng cho các Khu đô thị đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng như Khu đô thị thông minh của Tập đoàn BRG, Công viên Kim Quy, Khu trung tâm triển lãm Quốc Gia, Khu đô thị Cổ Loa,…

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sự thành công của dự án góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược trong phát triển một hệ thống cấp nước sạch bền vững, có khả năng cung cấp và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch ổn định và lâu dài cho Thủ đô và các vùng lân cận.

Theo ông Chung, Tập đoàn Aquaone, Công ty CP nước mặt sông Đuống đã quyết tâm, nỗ lực trong việc triển khai Dự án hoàn thành vượt tiến độ 16 tháng so với chủ trương đầu tư được duyệt, đã tiên phong đầu tư công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới đảm bảo chất lượng nước sạch sản xuất đủ tiêu chuẩn uống tại vòi.

Ông Chung yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân để tạo sự đồng thuận trong việc sử dụng nước sạch, đảm bảo sức khỏe nhân dân, sự phát triển bền vững. Cùng với đó, xây dựng lộ trình từng bước dừng khai thác nước ngầm để đảm bảo cho người dân được sử dụng nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn từ các nhà máy nước mặt tập trung; thực hiện đấu nối chuyển nguồn từ sử dụng nước ngầm sang sử dụng nguồn nước mặt trong phạm vi cấp nước của dự án...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.