Hà Nội chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
Hà Nội chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi
TPO - Ngành Y tế Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi; sẵn sàng xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin năm 2022 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi.

Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, cộng dồn năm 2021 (từ 1/1 đến 18/10), Hà Nội có 4.463 trường hợp mắc COVID-19, 45 ca tử vong.

Cộng dồn đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) có 4.394 trường hợp trong đó 71 trường hợp nhập cảnh, 203 trường hợp ghi nhận tại các khu cách ly, 10 trường hợp là nhân viên y tế tại các khu cách ly, 4.110 trường hợp tại cộng đồng.

Đối với tiêm phòng vắc xin COVID-19, toàn thành phố đã triển khai 24 đợt tiêm với hơn 1.300 điểm tiêm thực hiện tiêm được 7.879.954 mũi tiêm, có ngày tiêm trên 600.000 mũi.

Từ nay đến hết năm 2021, ngành Y tế thành phố tập trung thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 các đợt trả mũi 2 và tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên người trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai trên 13 tuần, bệnh mạn tính…), tiêm cho người ngoại tỉnh, tiêm cho người Hàn Quốc (theo yêu cầu của Bộ Y tế) và theo tình hình cung ứng vắc xin.

Cùng với đó, rà soát thống kê số lượng trẻ trên địa bàn cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 3-11 tuổi, 12-15 tuổi và 16-17 tuổi. Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Sẵn sàng xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2022 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên; nhắc lại mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi.

Kết luận Hội nghị, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đánh giá cao công sức, sự nỗ lực của các y, bác sĩ, nhân viên y tế tại các đơn vị trong công tác phòng chống đại dịch nguy hiểm COVID-19.

Theo bà Hà, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế, tuy nhiên dự báo tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp do vẫn ghi nhận rải rác một số ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng không rõ nguồn lây; việc gỡ bỏ giãn cách, khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là nối lại giao thông với các tỉnh thành trong khi một số tỉnh phía Nam vẫn chưa kiểm soát được dịch; tỷ lệ tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 tại Hà Nội và cả nước còn thấp; ghi nhận ngày càng nhiều biến chủng vi rút mới có khả năng lây lan nhanh, độc lực cao, do đó các đơn vị tiếp tục chú trọng vào công tác tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19 để sớm đẩy lùi dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".