Hà Nội: 77% trường công lập đạt chuẩn quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
77% trường công lập tại Thủ đô Hà Nội đạt chuẩn quốc gia.
77% trường công lập tại Thủ đô Hà Nội đạt chuẩn quốc gia.
TPO - Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, toàn thành phố hiện có 1.696 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 77% số trường công lập của Thủ đô.

Năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 85 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, gồm 30 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên bà Vũ Thị Thu Hà thông tin, năm 2021, kế hoạch của quận Long Biên là xây dựng 5 trường đạt chuẩn. Sau một thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch, các dự án đang tăng tốc triển khai và đã cơ bản hoàn thiện 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Với tiến độ này, hết năm nay, toàn quận sẽ có 70 trường chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ hơn 83% số trường công lập của quận.

Trong khi đó, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng lại nói, ngoài nguy cơ chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của quận còn gặp khó khăn do quỹ đất của một số trường hạn chế. Việc mở rộng, cải tạo một số trường chưa đáp ứng kịp tốc độ gia tăng học sinh hằng năm, dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định, nhất là tại địa bàn có nhiều khu đô thị.

Để hỗ trợ các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2021, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp, như hỗ trợ kinh phí cho một số huyện khó khăn, ưu tiên quỹ đất để mở rộng, xây dựng trường học… Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã kịp thời hỗ trợ các đơn vị trong quá trình triển khai. Đặc biệt, các đơn vị, trường học đã đẩy nhanh tiến độ, ưu tiên cao nhất cho công tác này để về đích đúng hẹn.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì ông Phùng Ngọc Oanh thông tin, toàn huyện đang hoàn thiện các khâu để UBND thành phố công nhận 14 trường đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm nay.

Xây thêm trường, giãn sĩ số

Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, để giải quyết bài toán quá tải trường học, giảm dần sĩ số học sinh/lớp ở những nơi có quy mô lớn, quận Hà Đông đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên kinh phí, bổ sung quỹ đất để xây dựng thêm trường học, tách trường với những đơn vị có quy mô lớn và nâng tầng ở một số trường.

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cho biết, để đạt mục tiêu, các trường trong kế hoạch đều được ưu tiên dành kinh phí lớn như: Trường Tiểu học Kim Đồng được đầu tư 120 tỷ đồng, Trường Tiểu học Thành Công B được đầu tư 80 tỷ đồng… Đến hết năm nay, quận sẽ có thêm 4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, để có tổng cộng 40 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm gần 82% số trường công lập của quận.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, từ nay đến cuối năm 2021 các đơn vị sẽ tận dụng tối đa thời gian để hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở mức cao nhất. Các trường đạt chuẩn quốc gia phải bảo đảm sĩ số học sinh/lớp theo đúng Điều lệ trường học ở từng cấp học. Cụ thể, không quá 35 học sinh/lớp đối với các trường tiểu học; không quá 45 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.