H'Hen Niê tiếp tục 'chiếm sóng' trên Missosology về khả năng lọt top 3

TPO - Những ý kiến cho rằng H’hen Niê trượt top 3 Miss Universe 2018 chỉ vì hạn chế trong tiếng Anh tiếp tục là chủ đề bàn tán trên diễn đàn Missosology.

Mới đây trên chuyên trang Missosology có một bài viết với chủ đề “Tiếng Anh có quan trọng trong việc giành chiến thắng ở các cuộc thi sắc đẹp quốc tế?” với tâm điểm là câu chuyện của H’Hen Niê đang gây ra những bình luận trái chiều sôi nổi.

Trước đó, những ý kiến cho rằng H’Hen Niê vuột mất cơ hội vào top 3 do người phiên dịch không truyền tải đúng ý kiến của cô cũng được bàn tán rất nhiều trên báo chí Việt Nam.

Bài viết trên Missosology cho rằng: “Trong tiêu chí của hai cuộc thi nhan sắc lớn như Miss World và Miss Universe chưa bao giờ yêu cầu các thí sinh phải nói được tiếng Anh, tuy nhiên ai cũng hiểu rằng nói được tiếng Anh là một lợi thế rất lớn, đặc biệt là đối với cuộc thi Miss Universe”.

Vào năm 2016 tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ, Miss Brazil đã không hiểu được những gì mà MC Steve Harvey nói vì khả năng tiếng Anh hạn chế. Chính vì thế nhiều khán giả cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến cô đã không thể giành được những ngôi vị cao mặc dù đã có màn trình diễn áo tắm và dạ hội ấn tượng trước đó.

H'Hen Niê tiếp tục 'chiếm sóng' trên Missosology về khả năng lọt top 3 ảnh 1

H'Hen Niê trong phần trả lời ửng xử ở Miss Universe 2018.

Kể từ đó, nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng phiên dịch trong phần thi ứng xử là một sự mạo hiểm và không mang lại lợi thế cho các thí sinh trong top 5.

Quay trở lại câu chuyện của H’Hen Niê tại cuộc thi Miss Universe 2018, nhiều khán giả cho rằng cô đã bị lỡ mất cơ hội đoạt một trong ba danh hiệu cao quý chỉ vì người phiên dịch cho cô đã không truyền tải được hết ý nghĩa trong câu trả lời của Hen.

Theo đó, khi được hỏi về việc “bạn có cho rằng phong trào #metoo đang bị quá đà hay không?”, Hen đã trả lời rằng “Bản thân em (cho rằng phong trào này) không nói quá. Bởi vì khi bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ (nạn nhân) lạm dụng tình dục, bảo vệ con người, bảo vệ phụ nữ, đó là một quyền rất lớn. Con người chúng ta cần được bảo vệ. Và trong cuộc sống, chúng ta cần được tự do, cần được bảo vệ. Cảm ơn”.

Câu trả lời này đã được phiên dịch truyền tải lại như sau: “Tôi không nghĩ phong trào đã đi quá xa. Bảo vệ phụ nữ và quyền phụ nữ là điều đúng đắn cần làm. Phụ nữ cần nhận được sự bảo vệ và những quyền lợi. Cảm ơn”.

Bài viết trên Missosology cho rằng khi người phiên dịch của Hen sử dụng cụm từ ‘she think’ thay vì ‘I think’ thì họ đã hiểu rằng ‘mọi thứ đã kết thúc’ với Hen và người phiên dịch rất có khả năng sẽ truyền tải sai những gì Hen muốn nói.

H'Hen Niê tiếp tục 'chiếm sóng' trên Missosology về khả năng lọt top 3 ảnh 2
 
H'Hen Niê tiếp tục 'chiếm sóng' trên Missosology về khả năng lọt top 3 ảnh 3

Trước đó cô đã có hai màn trình diễn xuất sắc khiến các fans hâm mộ tiếc nuối khi vuột mất cơ hội vào top 3.

Khi các thí sinh sử dụng phiên dịch, họ sẽ không thể kiểm soát được những điều mà các giám khảo sẽ nghe được và điều đó sẽ làm giảm lợi thế của họ. Bên cạnh đó, người chiến thắng sẽ có một tour trả lời truyền thông tại New York ngay sau khi đăng quang với những cuộc phỏng vấn hầu hết bằng tiếng Anh. Chính vì vậy bài viết này cho rằng việc đầu tư tập luyện tiếng Anh là rất quan trọng trước khi cuộc thi diễn ra để có thể trả lời ứng xử một cách trôi chảy và hoàn hảo nhất.

Kết thúc bài viết, người viết cho rằng ở thời điểm này, nếu muốn sự công bằng trong các cuộc thi thì Miss World và Miss Universe nên đề cao hơn trong yêu cầu về ngoại ngữ đối với các thí sinh hoặc chí ít nên tuyển những phiên dịch viên chất lượng hơn.

Sau khi bài viết này được đăng tải đã có khá nhiều ý kiến được đưa ra. Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì cũng có những ý kiến cho rằng tiếng Anh không nên là một ‘barrie’ trong các cuộc thi nhan sắc. Vấn đề chính là ở chỗ những người phiên dịch. Ý kiến này cho rằng nên để cho các thí sinh trả lời một mạch câu trả lời của mình, sau đó các phiên dịch sẽ có khoảng 1-2 phút để nghiền ngẫm kỹ lại nội dung rồi mới phiên dịch lại bằng tiếng Anh. Thậm chí nếu phải cần đến hai phiên dịch để dịch cho chuẩn thì BTC cũng nên tạo điều kiện để có thể truyền tải tốt nhất câu trả lời của các thí sinh.

Còn nhớ, ngay từ những ngày đầu dự thi Miss Universe, khi được hỏi về những hạn chế của mình, H’Hen đã không ngần ngại khẳng định rằng điểm yếu của cô chính là tiếng Anh. Tuy nhiên, trong quá trình dự thi Hen đã chọn cách mạnh dạn giao tiếp và không ngại sai để có thể hoà đồng cùng các thí sinh. Chính sự hồn nhiên, vô tư của cô đã giúp Hen chiếm được cảm tình của các thí sinh dù tiếng Anh của cô không tốt.

Xem lại phần thi ứng xử của H'Hen Niê ở Miss Universe 218:

Trong quá trình thi, Hoa hậu Mỹ đã vô tình có những phát ngôn về trình độ tiếng Anh hạn chế của Hen và Miss Campuchia, gây ra những ý kiến tranh luận sôi nổi. Hoa hậu Mỹ khi đó đã bị nhận rất nhiều ‘gạch đá’ và phải công khai xin lỗi H’Hen. Sau đêm chung kết nhiều người cũng mỉa mai khi cho rằng mặc dù Hoa hậu Mỹ có lợi thế khi có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ nhưng vẫn không thể lập được thành tích lọt top 5 giống như Hen.

Như vậy, quả là không hề chủ quan khi cho rằng với những kỹ năng trình diễn tuyệt vời trên sân khấu, cộng với câu chyện truyền cảm hứng và một tinh thần lúc nào cũng lạc quan, tràn đầy năng lượng, Hen hẳn sẽ tiến xa hơn nếu cô có thêm vốn ngoại ngữ.

Trong phần ứng xử của Hen, cô cho biết người phiên dịch này là được ban tổ chức chỉ định chứ không được lựa chọn. Thêm nữa người này là người gốc Mỹ nên không hiểu được những từ địa phương mà Hen sử dụng.

Mặc dù vậy, cách mà Hen ứng xử với những chỉ trích hướng về phiên dịch viên mới là điều đáng bàn. Khi mọi chỉ trích đều hướng về người phiên dịch, Hen đã lên tiếng bảo vệ và khẳng định rằng chính người này đã giúp cho cô rất nhiều trong vòng phỏng vấn kín và nếu không có người phiên dịch viên này thì cô đã không được như ngày hôm hay nên cô mong muốn khán giả thay vì chỉ trích hãy gửi lời cảm ơn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.