GS Hoàng Tụy đồng tình việc nhận căn hộ của GS Ngô Bảo Châu

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến trao nhà cho GS Ngô Bảo Châu
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến trao nhà cho GS Ngô Bảo Châu
Xung quanh việc GS Ngô Bảo Châu nhận căn hộ cao cấp do Chính phủ tặng cũng đã có ý kiến trái chiều. Chia sẻ về điều này, GS Hoàng Tụy cho rằng nhà nước đã làm được một việc rất tốt còn GS Châu nhận là việc làm rất đúng.

>> Người thầy giản dị của GS Ngô Bảo Châu

Gần đây, sau sự kiện GS Ngô Bảo Châu nhận căn hộ rộng 160m2 thuộc khu căn hộ cao cấp của tòa nhà cao tầng Vincom B (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Chính phủ tặng đã có ý kiến trái chiều về vấn đề này. Trên blog cá nhân của mình, GS Ngô Bảo Châu viết: "Cá nhân tôi coi căn hộ công vụ này như một phần thưởng của nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng".

Tuy nhiên, một độc giả có nick Lucio khi comment vào blog của GS Ngô Bảo Châu cho rằng việc nhận nhà của GS Châu là "không công bằng với các nhà khoa học như GS Hoàng Tụy, người đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên". Chúng tôi xin đăng tải ý kiến chia sẻ của GS Hoàng Tụy xung quanh câu chuyện này.

“Tôi đọc báo mới biết có ý kiến về vấn đề này. Chuyện nhà nước tặng thưởng một căn hộ cho một nhà khoa học kiệt xuất của Việt Nam và việc GS Ngô Bảo Châu nhận nhà là một việc rất đỗi bình thường. Chúng ta nên ủng hộ việc làm đó.

Tôi xin nhắc lại, việc GS Ngô Bảo Châu giành được giải thưởng Fields danh giá là một thành tựu tuyệt vời. Trong làng toán học Việt Nam từ trước tới nay thì đây là thành tựu xuất sắc nhất. Có lẽ cũng sẽ còn rất lâu nữa Việt Nam mới có được thành tích tương tự như vậy.

GS Hoàng Tụy
GS Hoàng Tụy.

Tôi nghĩ, những người đưa ra nhận xét nêu trên là những người đã đánh giá quá thấp các nhà khoa học Việt Nam nói chung, các nhà toán học của Việt Nam nói riêng. Thành tựu của anh Châu được mọi người trong giới toán học đều hết sức vui mừng. Ở đây, không ai có điều gì ganh tị, đố kỵ trong vấn đề này. Chỉ những người đánh giá thấp các nhà khoa học nước ta thì họ mới có thể nghĩ ra những ý kiến về vấn đề này. Theo tôi, vấn đề này chúng ta nên chấm dứt tại đây.

Việc nhà nước ta làm việc được việc đó (tặng căn hộ - PV) là một việc làm rất tốt còn GS Châu nhận là việc làm rất đúng".

Nhân chuyện này, GS Hoàng Tụy cũng chia sẻ những suy nghĩ của mình về chính sách thu hút người tài. Ông nói: Những người sáng suốt đều nhận thấy rằng nếu khoa học muốn tiến bộ thì chúng ta phải có chính sách khuyến khích và thu hút nhân tài.

Hiện nay, những tài năng khoa học ở trong nước cũng như những Việt kiều tài năng chúng ta không thiếu. Tuy nhiên, có thể tài năng trong nước còn chưa phát huy được khả năng và tài năng là Việt kiều thì ít người muốn về quê hương. Điều đó lại càng khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Tôi nói như vậy không phải là tất các các nhà khoa học đều đã làm hết trách nhiệm của mình. Tôi cũng khẳng định rằng, trong bất cứ cộng đồng nào cũng có người thế này, người thế khác. Có người làm việc hết trách nhiệm, có người làm việc không hết trách nhiệm của mình. Có một bộ phận các nhà khoa học không làm hết trách nhiệm dù đã tạo mọi điều kiện nhưng họ vẫn không chịu làm. Tuy nhiên, con số đó chỉ là thiểu số.

Nhiều ý kiến tôi đưa ra từ rất lâu rồi, nói rất nhiều lần nhưng lần nào những người có trách nhiệm cũng nói sẽ tiếp thu. Như vậy không phải là việc thiếu các ý kiến, không thiếu những lần hiến kế sách, không thiếu những đóng góp nhiệt tình, tâm huyết của các nhà khoa học nhưng những vấn đề này vẫn chưa có tiến triển.

 Vài nét về GS Hoàng Tụy

- Sinh năm 1927 tại Quảng Nam.

- Tháng 5-1946, đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở, sau đó được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.

- Năm 1951, theo học Trường khoa học do Lê Văn Thiêm phụ trách.

- Năm 1954, bắt đầu dạy toán tại Trường đại học Khoa học, sau là Đại học Tổng hợp Hà Nội.

- Tháng 3-1959, trở thành một trong hai người VN đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại Đại học Lomonosov ở Matxcơva, Liên Xô.

- Từ năm 1961-1968, là chủ nhiệm khoa toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội, là viện trưởng Viện Toán học VN từ năm 1980-1989.

- Năm 1964, phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" (Tuys cut), và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: lý thuyết tối ưu toàn cục.

- Tháng 8-1997, Viện Công nghệ Linkôping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh GS Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và qui hoạch toán học tổng quát", nhân dịp ông tròn 70 tuổi.

- Tháng 12-2007, một hội nghị quốc tế về "Qui hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng, và cho ngành tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.

Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980-1990), ủy viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế.

- Ông có trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học.

- Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.

Theo Phạm Thịnh

(VTC News)
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.