Góp ý dự thảo luật đất đai sửa đổi: Làm rõ quy hoạch đất

0:00 / 0:00
0:00
Sáng 10/3, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Góp ý về Dự thảo Luật đất đai (Sửa đổi)”.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Phạm Thị Xuân - Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi chính sách quy định trong rất nhiều luật khác nhau, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân. Vì vậy, việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và đưa đất đai phát triển là nội dung hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hệ thống hóa các Nghị quyết của Đảng.

Mục tiêu của việc sửa đổi này là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để phù hợp với quy định quản lý và sử dụng đất đai, góp phần thể chế hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Nghị quyết 18 của Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng, đảm bảo Luật Đất đai thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết hài hòa các vấn đề giữa các chủ thể tham gia: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, bà Xuân cho biết thêm.

Góp ý dự thảo luật đất đai sửa đổi: Làm rõ quy hoạch đất ảnh 1

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Làm rõ quy hoạch đất

Chia sẻ về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho biết: Trong Luật, vấn đề Quy hoạch có thể đánh giá là quan trọng số một, cần đảm bảo chất lượng và cả về hình thức, phải dài hạn phù hợp với địa phương và sự phát triển của đất nước; Công bố công khai quy hoạch minh bạch theo đúng luật đến với người dân; Tổ chức thực hiện quy hoạch thế nào và thực hiện giám sát quy hoạch. Ngoài ra, việc điều chỉnh quy hoạch cần thiết nhưng phải rất hãn hữu, không thể liên tục, phải có quy mô, phân cấp rõ ràng.

Còn theo ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường, Trong vấn đề tiết kiệm trong quy hoạch cần tiết kiệm, có hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu, ở điều 60 có 8 khoản thì đã có tới 3 khoản nhắc tới vấn đề sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.

Góp ý dự thảo luật đất đai sửa đổi: Làm rõ quy hoạch đất ảnh 2

Nhà báo Khánh Toàn – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phát biểu tại buổi Tọa đàm

Thứ nhất, về vấn đề điều chỉnh quy hoạch xây dựng và quy hoạch phân khu cần được quy định chặt chẽ nếu không sẽ có các nhóm lợi ích trục lợi. Quy hoạch được lập ra rất chặt chẽ chặt và phải thông qua hội đồng cùng cấp rồi mới được đưa lên các cấp có thẩm quyền cao hơn để thẩm duyệt.

Tuy nhiên vấn đề điều chỉnh vẫn còn tồn tại các vấn đề phức tạp, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất vẫn sẽ bị thay đổi. Nếu không kiểm soát điều chỉnh quy hoạch ban đầu thì sẽ không đảm bảo được hài hòa lợi ích.

Cần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân

Nói về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho hay, trong thực tế ở địa phương có thể hiện tính hiệu quả của việc đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất. Hiện nay còn có một số khó khăn bất cập. Về vấn đề giao trách nhiệm của UBND các tỉnh về thực hiện qui hoạch chi tiết thì hiện nay chưa qui định. Nó cũng ảnh hưởng một phần trong quá trình thực hiện đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất bởi một lẽ qui hoạch chi tiết thì giao cho UBND huyện, Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan trong quá trình thực hiện các thủ tục dẫn đến là tính nhanh, thẩm quyền giải quyết chậm so với thực tiễn là do các đơn vị này phải có sự phối hợp và cũng phải có thời gian để nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh dẫn tới sự chồng chéo.

Với quan điểm của mình, Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hửng Đông chia sẻ, xác định giá đất theo Luật Đất đai có nhiều bất cập. Ví dụ dự án nhà nước thu hồi để xây dựng công trình công cộng, giá đất thấp. Nhưng giá doanh nghiệp hay dự án xã hội có thỏa thuận giá cao, tạo sự bất bình đẳng trên cùng khu vực.

Để hài hòa được việc này rất khó, giá cho các công trình phúc lợi công cộng của Nhà nước khó giải phóng mặt bằng, nhà nước không có ngân sách đầu tư. Theo luật sư Huế, cần cố gắng đưa giá đất chuẩn, phải đảm bảo quyền lợi giá trị tương xứng cho người bị thu hồi đất, khắc phục sự bất bình đẳng cho người bị thu hồi đất.

Kết thúc buổi tọa đàm, đa số ý kiến trao đổi, góp ý cũng tập trung vào các nhóm vấn đề của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này như: Công tác đấu giá quyền sử dụng đất; Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Các trường hợp thỏa thuận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...; Những giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.