Gợi ý bí quyết giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
Khảo sát gần đây từ Techcombank cho hay, phần lớn người dùng hiện đại hằng ngày vẫn luôn phải đối mặt với những áp lực nhất định về tài chính. Nguyên nhân là do thiếu công cụ quản lý bổ ích (26.5%), không có nhiều thời gian để tìm hiểu (22.9%), thiếu kiến thức tài chính (16.9%) và không tự tin về thu nhập của mình (44.6%).

Cải tiến công cụ quản lý tài chính cá nhân

Thấu hiểu điều đó, Techcombank đã bắt tay cùng Personetics giúp khách hàng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ AI. Đại diện Techcombank cho hay, thông qua việc phân tích lịch sử và hành vi giao dịch tài chính của từng khách hàng, hệ thống sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích như “mẹo” tiết kiệm, đề xuất sản phẩm tài chính phù hợp, hay tư vấn tăng trưởng tài sản. Không những vậy, tính năng này còn kịp thời cảnh báo những chi tiêu quá mức hay các khoản thanh toán đột xuất của người dùng, giúp khách hàng gia tăng sức khỏe tài chính cũng như đạt được những mục tiêu một cách độc lập.

Kết quả bước đầu cho thấy, cùng với 10.000 khách hàng tham gia vào hành trình trải nghiệm, Techcombank đã nhận về những số liệu nổi bật chỉ trong 3 tuần như: số dư tiết kiệm tăng 9%; tỷ lệ khách hàng đăng nhập trung bình vào ứng dụng tăng từ 14,2 lần (so với trước thời gian thí điểm) lên 77,3 lần (trong thời gian triển khai); số giao dịch trả góp tăng 43,7% với tổng giá trị trả góp tăng tới 32%.

Chia sẻ về các công cụ quản lý tài chính cá nhân mà Techcombank đã và đang phát triển, ông Pranav Seth, Giám đốc văn phòng chuyển đổi số tại Techcombank, cho hay: “Tại Techcombank, chúng tôi hướng tới sứ mệnh “cách mạng hóa” cách thức quản lý tài chính của khách hàng. Chúng tôi tin rằng những giải pháp tài chính được cá nhân hoá dựa trên dữ liệu phân tích sâu về hành vi chi tiêu của khách hàng chính là những yếu tố then chốt để giúp họ dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và đạt được sự vững mạnh về tài chính”.

Gợi ý bí quyết giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ảnh 1

Techcombank cùng Personetics đưa những công nghệ vào hành trình cá nhân hoá tài chính (Ảnh: Techcombank)

Chị Huyền, 30 tuổi, một freelancer, chia sẻ về trải nghiệm của mình với công cụ mới của Techcombank: “Với thu nhập hàng tháng không ổn định, ứng dụng đã hỗ trợ tôi theo dõi mọi chi tiêu hàng tháng và đưa ra những lời khuyên hữu ích về các khoản cần thanh toán hoặc đầu tư, giúp tôi dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt để tối ưu hoá tài chính”.

Trước những kết quả bước đầu đã đạt được, ông Santhosh Mahendiran, Giám đốc khối dữ liệu và phân tích tại Techcombank,chia sẻ thêm:“Việc kết hợp sức mạnh của dữ liệu và những hiểu biết sâu về khách hàng với Personetics đã mang đến cho chúng tôi cơ hội tuyệt vời để thiết kế nên hành trình khách hàng độc đáo. Trong một thế giới mà bất kỳ sản phẩm đều có thể bị dễ dàng sao chép, điều tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng là cách chúng ta sử dụng dữ liệu và mang đến trải nghiệm độc đáo cho từng khách hàng”.

Mở ra cơ hội hợp tác lâu dài

Tiên phong theo đuổi chiến lược “khách hàng làm trọng tâm”, Techcombank tin rằng việc hợp tác với những đối tác đầu ngành như Personetics và Adobe sẽ giúp ngân hàng tiếp tục nỗ lực mang đến những giải pháp tài chính đột phá và toàn diện nhằm nâng cao trải nghiệm cũng như nâng tầm giá trị sống cho hàng triệu khách hàng Việt hơn nữa trong tương lai.

Đánh giá về hợp tác này, ông David Sosna, Tổng giám đốc và đồng sáng lập Personetics, nhận định: “Chúng tôi cũng rất háo hức mong đợi giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ đối tác này, tiếp tục đồng hành với Techcombank trong việc nâng cao trải nghiệm tài chính dành cho khách hàng và chuyển biến tích cực trong kết quả kinh doanh của ngân hàng với từng tập khách hàng trọng tâm”.

Từ việc xác định những cơ hội đầu tư, tiết kiệm mới đến quản lý chi tiêu cá nhân, mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là trao quyền kiểm soát chủ động cho khách hàng với sự tiện lợi chưa từng có. Hợp tác với Personetics đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tầm nhìn dài hạn ‘nâng tầm giá trị sống’ của Techcombank thông qua việc cung cấp trải nghiệm tài chính ‘cá nhân hoá’ cho từng khách hàng”, ông Pranav Seth nói.

Gợi ý bí quyết giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ảnh 2

Ông Pranav chia sẻ về sự hợp tác giữa Techcombank và Personetics (Ảnh: Techcombank)

Dẫn đầu về công nghệ số giúp tối ưu các trải nghiệm tài chính cho khách hàng, vừa qua, ứng dụng Techcombank Mobile đã liên tiếp nhận về các giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế:

● giải thưởng Celent Model Wealth Manager (Celent)

● giải thưởng Ngân hàng gắn kết khách hàng nhất Châu Á (IDC)

● giải thưởng Mô hình ngân hàng số tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam (The Asian Banker)

Những giải thưởng trên vừa là sự ghi nhận, vừa là sự cổ vũ to lớn dành cho Techcombank để tiếp tục nỗ lực mang đến trải nghiệm cá nhân hoá vượt trội trên ứng dụng ngân hàng số đến với mọi khách hàng.

Personetics là công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các giải pháp cá nhân hoá và tăng cường tương tác với khách hàng dựa trên nguồn dữ liệu tài chính được thu thập và phân tích. Phục vụ gần 130 triệu khách hàng toàn cầu, Personetics hiện đang làm việc với hơn 100 tổ chức tài chính và ngân hàng kỹ thuật số trên 32 thị trường ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á như U.S Bank, Metro Bank, UOB.

Truy cập https://bit.ly/TCBM_PR để trải nghiệm Techcombank Mobile.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.