Gói kích thích lớn nhất lịch sử vẫn chưa đủ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven MnuchinẢnh: NBC
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven MnuchinẢnh: NBC
TP - Đó là tình trạng ở Mỹ, nơi chính phủ và quốc hội đã quyết định tung ra gói kích thích lớn nhất lịch sử, nhưng các chuyên gia nói vẫn cần có thêm thật nhiều tiền mới hòng vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bơm ra nền kinh tế hơn 3 nghìn tỷ USD cho các khoản vay và mua tài sản trong những tuần gần đây để ngăn chặn khả năng hệ thống tài chính Mỹ bị tê liệt, nhưng động thái này được cho là vẫn chưa trực tiếp giúp đỡ các chủ thể thực sự của nền kinh tế: các công ty, đô thị và những đối tượng vay tiền khác với hồ sơ tín dụng tín dụng chưa đạt mức hoàn hảo.

Điều đó một phần là do ngân hàng trung ương của Mỹ không được phép chịu nhiều rủi ro tín dụng và các khoản vay cho những đối tượng được xếp hạng thấp hơn có nguy cơ mất vốn cao hơn. Nguy cơ trở nên trầm trọng hơn bởi những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của coronavirus khiến hoạt động kinh tế bị đình trệ.

Để giảm bớt sự hạn chế đó, Bộ Tài chính Mỹ - có nhiệm vụ quản lý tài chính của chính phủ và giúp Fed giữ vững nền kinh tế - đã chấp nhận một số rủi ro mà các khoản vay của Fed có thể trở thành nợ khó đòi.

Bộ này đã dùng đến khoảng 50 tỷ USD từ Quỹ Ổn định Trao đổi. Số tiền được sử dụng để bù đắp lỗ từ các khoản cho vay của Fed trở thành nợ khó đòi. Giả sử chỉ một phần các khoản vay bị vỡ nợ, đóng góp của Bộ Tài chính đã cho phép Fed cho vay nhiều hơn mà không phải chịu thêm rủi ro.

Hôm thứ Sáu vừa rồi, Bộ Tài chính Mỹ đã nhận thêm khoảng 450 tỷ USD từ quốc hội như một phần của gói kích thích trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, tăng đáng kể khả năng hỗ trợ nền kinh tế. Trước khi dự luật được thông qua, Quỹ Ổn định Trao đổi đã có khoảng 93 tỷ USD tài sản tính đến cuối tháng Hai.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói với Fox News hôm Chủ nhật, tin rằng các quỹ bổ sung có thể giúp Fed và Bộ Tài chính cung cấp khoảng 4 nghìn tỷ USD cho các khoản vay.

Nhưng các nhà đầu tư và các nhà kinh tế nói thậm chí số tiền bổ sung này có thể không đủ, và quốc hội có thể sẽ cần tăng thêm hàng nghìn tỷ USD trước khi Fed và Bộ Tài chính có thể tạo ra một bước ngoặt đáng kể trong nền kinh tế thực. Nếu không, nhiều công ty Mỹ và chính quyền địa phương có nguy cơ vỡ nợ.

Theo các chuyên gia, đó là do quy mô của nền kinh tế lớn nhất thế giới, mức độ tác động kinh tế chưa từng có do sự cố gắng ngăn chặn virus và tổn thất tín dụng cao hơn nếu chính phủ phải can thiệp để hỗ trợ những người vay kém an toàn hơn.

Scott Minerd, giám đốc đầu tư của công ty dịch vụ đầu tư tài chính Guggenheim Partners và là thành viên ủy ban tư vấn của Cục Dự trữ New York, nói với Reuters  ông tin rằng chính phủ Mỹ cần phải cung cấp cho Bộ Tài chính khoảng 2 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.