'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

TPO - Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được diễn ra vào sáng mùng 5 Tết Âm lịch (tức 9-2) tại công viên văn hóa Đống Đa (phường Quang Trung, Đống Đa). Đồng thời "Gò Đống Đa" đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 1

Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được diễn ra long trọng vào sáng ngày mùng 5 Tết Âm lịch tại công viên văn hóa Đống Đa.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 2

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt "Gò Đống Đa" (quận Đống Đa, Hà Nội).

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 3

Từ sáng sớm, đoàn thực hiện nghi lễ tế, rước kiệu vua Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 4

 Đoàn thắp hương dưới chân tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 5

Di tích “Gò Đống Đa” được xem là biểu tượng chiến thắng của quân Tây Sơn, là minh chứng cho truyền thống yêu nước, yêu độc lập - tự do ngàn đời của nhân dân ta; khẳng định tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường; đồng thời là bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc. 

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 6

Các nghệ sĩ tuồng tái hiện lại trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa 230 năm trước.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 7

Tái hiện cảnh nghĩa quân Tây Sơn tiến vào thành giết giặc.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 8

Khá đông người dân thập phương đến tham dự lễ hội gò Đống Đa năm nay.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 9

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) là một chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 10

Người dân thắp hương, dâng lễ trên gò Đống Đa.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 11

Sau chiến thắng, quân Tây Sơn thu nhặt xác giặc đắp thành 12 gò gọi là "Kình nghê quán" (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê), nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng và ở trong khu vực có tên là xứ Đống Đa. Sau người dân mở đường, mở chợ thấy có nhiều hài cốt nên thu nhặt đắp một gò thứ 13, gọi là gò Đống Đa. Thời Pháp thuộc, các gò bị san phẳng, chỉ còn lại gò Đống Đa.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 12

Năm nay, an ninh được thặt chặt tại các cổng vào công viên văn hóa Đống Đa trong lễ kỷ niệm 230 năm.

'Gò Đống Đa' được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ảnh 13

 Ngoài ra, công viên tổ chức dựng triển lãm để người dân hiểu biết thêm về chiến thắng của nghĩa quân Tân Sơn dẫn đầu là Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh 230 năm trước.

Tin liên quan