Gỡ bỏ rào cản trong ứng dụng CNTT-TT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á

Gỡ bỏ rào cản trong ứng dụng CNTT-TT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á
Vẫn còn có những cách đi khác để mang những kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến với những khu vực kém phát triển.
Gỡ bỏ rào cản trong ứng dụng CNTT-TT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á ảnh 1

Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường Internet lớn nhất thế giới. Trong rất nhiều năm, những nền kinh tế phát triển ở châu Á như: Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đã chiếm thế thượng phong trong “cuộc cách mạng về Internet”. Trung Quốc cũng đang bắt kịp họ với hàng triệu người dùng được kết nối.

Nhưng các quốc gia đang phát triển khác ở châu Á biểu hiện một mức độ tăng trưởng thấp hơn rất nhiều về mức độ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, một phần là do cơ sở hạ tầng yếu kém (hoặc thậm chí là chưa tồn tại), cước phí truy nhập đắt đỏ và sự chậm chạp trong việc thay đổi khung chính sách.

Tại hai hội nghị thượng đỉnh của thế giới về Xã hội Thông tin (World Summits on the Information Society - WSIS) được tổ chức tại Geneva và Tunis, các Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết trong việc xây dựng nên một Xã hội Thông tin toàn diện, lấy con người và sự phát triển làm trung tâm, trong đó mọi người đều có thể truy nhập, sử dụng, chia sẻ thông tin và kiến thức.

Để thực hiện mục tiêu này, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến những khoản đầu tư chiến lược rất to lớn vào ICT bởi cả các cơ quan chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân. Những khoản đầu tư đó về cơ bản bao gồm cơ sở hạ tầng, xây dựng chính sách, khuôn khổ pháp lý và các cơ chế khuyên khích, thúc đẩy. Và những nơi tập trung lớn nhất là các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, y tế điện tử, chính phủ điện tử, văn hóa và thương mại.

Tuy nhiên, trong khi những nỗ lực đó là rất đáng được biểu dương và mặc dù những lĩnh vực như giáo dục đào tạo là những lĩnh vực mấu chốt cần giải quyết thì câu chuyện vẫn chưa dừng ở đó. Nhiều quốc gia đang bắt đầu nhận ra rằng việc đó chỉ đơn thuần là tạo ra thêm nhiều nghìn sinh viên mới cho “thế giới thực”, nhưng lại vẫn phải chịu những hạn chế về cơ hội việc làm như trước đây.

Trừ khi có thêm nhiều việc làm, nếu không sẽ nảy sinh làn sóng thất nghiệp ở rất nhiều thị trường châu Á bởi một nền giáo dục đào tạo tốt hơn. Và một lĩnh vực mấu chốt có thể cải thiện tình hình là sự ưu tiên của các chính phủ trong đầu tư vào những năng lực và các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương.

Nhân tố các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB)

Gỡ bỏ rào cản trong ứng dụng CNTT-TT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á ảnh 2

Điều đáng ngạc nhiên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 32% mức độ tiêu thụ máy tính cá nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (nguồn: IDC PC Tracker Q3’06). 

Các Chính phủ hiện nay đang bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của thành phần kinh tế này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói.

Nhưng vẫn tồn tại những cảm nhận rất khác biệt về các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc xem nhóm đối tượng này quá nhỏ bé, hoặc coi đó như một rào cản đối với các nhà đầu tư và khu vực công, hoặc coi đó là một yếu tố làm ngăn cản đầu tư, làm mất đi ý nghĩa thực tế rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cung cấp hàng nghìn việc làm và hỗ trợ, nuôi dưỡng những năng lực tại chỗ.

Ngoài khía cạnh quy mô, một khuynh hướng hấp dẫn khác của SMB thuần túy là vấn đề tài chính. Một nghiên cứu gần đây do AMI Partners tiến hành cho thấy 32% trong tổng số 20 triệu SMB ở châu Á - Thái Bình Dương có sở hữu máy tính.

Đáng hấp dẫn hơn nữa là các doanh nghiệp có sử dụng PC đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gấp đôi mỗi năm với doanh số trung bình hàng năm đạt gấp khoảng 8 lần tốc độ tăng trưởng của những doanh nghiệp không sử dụng máy tính.

Ẩn ý ở đây hết sức rõ ràng: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cải thiện cuộc sống thông qua sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Thực hiện thay đổi

Với nhận thức ngày càng cao về việc chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là lực lượng quyết định, các chính phủ ủng hộ cho phát triển ICT như Hàn Quốc và Pakistan đang bắt đầu đưa ra các chính sách, các chương trình ứng dụng và hỗ trợ máy tính đã được khởi động trực tiếp hướng đến khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ví dụ điển hình: Hàn Quốc

Gỡ bỏ rào cản trong ứng dụng CNTT-TT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Á ảnh 3

Hàn Quốc nổi tiếng về cơ sở hạ tầng ICT rất phát triển. Tuy nhiên khả năng truy nhập thông tin lại ngày càng khác biệt giữa các khu vực nông thôn và thành thị. Thêm vào đó, những cam kết quốc tế về FTA và WTO đã có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của sản phẩm nông nghiệp trong nước dẫn đến sự giảm sút rõ rệt trong thu nhập của các hộ gia đình.

Trước vấn đề đó, Bộ các vấn đề về gia đình và quản lý của chính phủ (Ministry of Government Administration and Home Affairs - MOGAHA), với sự cộng tác của Intel và các Cty máy tính địa phương đã triển khai một chương trình hỗ trợ kết nối và hỗ trợ phần cứng cho những người nông dân dưới dạng các dự án về Những ngôi làng được kết nối tích hợp (Integrated Network Village - INV). 

Bắt đầu bằng một chương trình thử nghiệm ban đầu với 25 ngôi làng được kết nối vào năm 2001, giờ đây dự án INV đã phủ khắp hàng trăm cộng đồng nông thôn, mỗi cộng đồng được hỗ trợ bởi khuôn khổ thị trường điện tử ổn định, được cá nhân hóa riêng theo đặc điểm của cộng đồng đó.

Điều đó cho phép những người nông dân trong nước thực hiện mua bán sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu trên phạm vi khu vực chứ không chỉ bó hẹp trong thị trường địa phương.

Những nghiên cứu về IVN cho thấy một mức độ tăng trưởng thu nhập ấn tượng là 43% thông qua kinh doanh bằng thương mại điện tử. Giờ đây những người nông dân có thể tiếp cận đến những thông tin về thị trường toàn cầu, đồng thời các khoản đầu tư cũng làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động tại chỗ.

Ví dụ điển hình: Pakistan

Là quốc gia đông dân thứ sáu trên thế giới, Pakistan có 168 triệu dân, trong đó độ tuổi chủ yếu là từ 18 - 40. Khi mà Chính phủ tiếp tục đầu tư vào giáo dục và đào tạo, họ phải đối mặt với hiện trạng số sinh viên tốt nghiệp ra trường ngày càng lớn và tham gia vào con số 10% và thậm chí là cao hơn nữa về tỷ lệ người thất nghiệp. Xu hướng này đã dẫn đến sự ra đời của kế hoạch Rozga trên phạm vi toàn quốc.

Với mục đích cung cấp cơ hội việc làm cho giới trẻ và nâng cao mức độ sử dụng máy tính ở nông thôn, chính phủ (thông qua kế hoạch Rozgar) sẽ đầu tư 1,4 tỷ đô la trong vòng 5 năm tới.

Khoản đầu tư này sẽ được chia làm ba lĩnh vực: các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối và triển khai băng rộng; các chương trình đào tạo công dân để nâng cao trình độ kiến thức về ICT; và những hỗ trợ về tài chính dành cho các khoản vay để thành lập doanh nghiệp đối với những người thất nghiệp.

Những hỗ trợ tài chính ở dưới dạng các khoản hỗ trợ ưu đãi từ Ngân hàng Quốc gia Pakistan, và khế ước hoàn trả tạm thời từ các công ty tài chính. Các khoản vay có thể dành cho nhiều loại doanh nghiệp ICT khác nhau như các trạm điện thoại công cộng, những trung tâm liên lạc đầy đủ phương tiện hoặc các quán cà phê Internet.

Những mục tiêu đặt ra là hết sức ấn tượng: tạo ra 1,8 triệu việc làm trực tiếp và 3,6 triệu việc làm gián tiếp ở các khu vực ngoại ô và nông thôn của Pakistan – và tất nhiên là nâng cao doanh số cũng như mức sống của chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kết luận

Không còn nghi ngờ gì về việc lĩnh vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ hạt giống có thể cung cấp những lợi ích to lớn cho những cộng đồng mà họ phục vụ cũng như cho các quốc gia mà họ đang làm việc. Nhưng rào cản lớn nhất trong triển khai ICT ở mọi nơi là sự thiếu hiểu biết về những giá trị mà ICT có thể mang lại cho các doanh nghiệp.

Giá cả hoặc chi phí của ICT cũng là một rào cản khác. Vì thế sự thành công của các dự án số giống như những dự án được mô tả trên đây sẽ tùy thuộc vào khả năng gỡ bỏ những rào cản về sự tham gia của ICT; và điều đó không nên chỉ được giới hạn ở một lĩnh vực riêng lẻ nào của xã hội.

Điều cần nhớ là không nên chỉ đơn thuần dựa vào các chương trình của chính phủ mà phải huy động được sự tham gia cộng tác của các lĩnh vực công-tư nơi những người tham gia đóng góp tương ứng theo khả năng về nguồn lực và kiến thức.

Sự thành công trong lĩnh vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất quan trọng này là hết sức cần thiết đối với những nền kinh tế đang phát triển và nó đòi hỏi có một sự thống nhất giữa chính phủ, ngành công nghiệp ICT và các đối tác khác trong hệ sinh thái như các công ty tài chính, các nhà khai thác dịch vụ viễn thông và các Cty phần mềm độc lập (ISV).

Trinna DeLeon
Intel Corporation

Trinna DeLeon phụ trách chương trình Máy tính với hỗ trợ của Chính phủ (Intel’s government-assisted PC program) của Intel tại  khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Bà làm việc tại Kuala Lumpur (Malaysia) và có thể được liên lạc theo địa chỉ email: trinna.deleon@intel.com

MỚI - NÓNG