> Hà Nội tiếp tục phân làn nhiều tuyến đường
Phối cảnh ĐSĐT. |
Toàn tuyến có tổng chiều dài 13,08 km, đi hoàn toàn trên cao và qua địa bàn các quận, huyện: Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng (tương đương hơn 552 triệu USD).
Theo kế hoạch dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2015.
Theo chủ đầu tư, với các ưu điểm, có năng lực vận tải khối lượng lớn, chạy nhanh và vận hành chủ yếu ở trên cao, sau khi được đưa vào sử dụng tuyến ĐSĐT Cát - Linh Hà Đông sẽ là loại hình vận tải công cộng chủ đạo của Thủ đô.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, do là một trong những tuyến ĐSĐT đầu tiên của TP Hà Nội nên để sớm thực hiện được các mục tiêu đặt ra, ông đề nghị, “Tuyến đường chỉ có hơn 13 km nhưng làm 4 đến 5 năm là hơi lâu. Bộ GTVT và nhà thầu cần ngồi lại với nhau và bàn cách làm sao có thể rút ngắn hơn nữa thời gian hoàn thành dự án”.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, cho biết, thời gian tới Bộ sẽ chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát toàn bộ các hạng mục để đẩy nhanh tiến độ dự án. “Chúng tôi phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 đến 8 tháng so với kế hoạch đề ra. Nếu công tác phối hợp giữa các bên tốt thì mục tiêu này hoàn toàn thực hiện được”, ông Thăng khẳng định.
Toàn tuyến ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông có 12 ga đưa đón khách, trên lộ trình: Cát Linh - La Thành - Thái Hà – Láng - ĐH Quốc gia - vành đai 3 - Thanh Xuân - Bến xe Hà Đông – trung tâm Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới, và khu đề-pô tại Ba La (Hà Đông). Tuyến có 13 đoàn tàu (mỗi đoàn 4 toa), tần suất hoạt động 4 đến 6 phút/lượt, tốc độ vận chuyển tối đa 80km/h. |