Giữa lúc thiếu vỏ container xuất khẩu, cả nghìn container vô chủ 'đắp chiếu'

Tình trạng thiếu vỏ container tiếp diễn khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do giá cước tăng "phi mã".
Tình trạng thiếu vỏ container tiếp diễn khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do giá cước tăng "phi mã".
TPO - Việc thiếu vỏ container cho đóng hàng xuất khẩu đã dẫn tới tình trạng tăng đột biến cước vận tải hàng từ Việt Nam đi các nước, trong khi theo các hãng tàu có hàng nghìn container vô chủ đang tồn ở các cảng biển Việt Nam có thể xử lý giải phóng hàng để lấy vỏ container bù đắp thiếu hụt.

Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa tổ chức họp với các đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp, đại diện hãng tàu khu vực miền Trung và miền Nam về tình trạng tăng giá vận tải container hàng xuất khẩu.

Thời gian gần đây, các hiệp hội, doanh nghiệp phản ánh tình trạng thiếu hụt container rỗng và chi phí vận tải biển bằng container tăng cao. Điều này đã tác động mạnh đến hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa. 

Nhiều chủ hàng ngành thủy sản, nhựa, gỗ cho biết, giá thuê container rỗng liên tục tăng, từ gần 1.000 USD/container 40 feet lên đến 8.000 USD, thậm chí là 10.000 USD/container 40 feet đi thị trường Anh trong 3 tháng gần đây. Giá cước vận tải tăng đã làm giảm doanh số xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam đi các thị trường.

Trong khi đó, đại diện các hãng tàu lý giải, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến việc giải phóng hàng và quay vòng container rỗng bị kéo dài. Đồng thời, lượng hàng xuất đi châu Âu, Mỹ tăng đột biến dẫn tới thiếu container rỗng đóng hàng. 

Một số hãng tàu cho biết, họ không cắt giảm chuyến đi từ Việt Nam, thậm chí còn tăng chuyến, nhưng do lượng container thiếu hụt trầm trọng dẫn tới tình trạng tăng giá hiện nay. 

Do đó, các hãng tàu đề xuất các cơ quan chức năng xem xét giải quyết tình trạng hàng ngàn container vô chủ đang tồn đọng ở cảng của Việt Nam, để lấy nguồn container rỗng cho xuất khẩu.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải khẳng định, giá cước tàu biển và giá thuê container rỗng tăng cao ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất/nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu. Chủ tàu và chủ hàng có môi quan hệ phụ thuộc, nên theo ông Hải, các hãng tàu cần minh bạch giá cước, chia sẻ chi phí với chủ hàng để tránh tăng giá quá cao. 

Ông Hải cũng đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động phương án ứng phó với tình hình thiếu container kéo dài, khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới.

Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Hoàng Hồng Giang cho biết, ngay khi nhận phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu về tình trạng tăng giá bất hợp lý của các hãng tàu, cục đã có văn bản đề nghị hãng tàu thực hiện nghiêm việc niêm yết giá. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hãng tàu vẫn chưa có văn bản báo cáo gửi về Cục Hàng hải.

“Việc giá cước thuê container rỗng đóng hàng tăng là cung cầu của thị trường, tuy nhiên các hãng tàu cần thực hiện nghiêm yêu cầu của Cục Hàng hải về minh bạch giá cước. Cục Hàng hải sẽ tổng hợp ý kiến đề xuất của các đơn vị để báo cáo cấp có thẩm quyền”, ông Giang nói.

Tổng cục Hải quan cho biết, tới tháng 10/2020, tại các cảng biển của Việt Nam, số lượng container phế liệu còn tồn đọng từ hơn 90 ngày trở lên khoảng 3.300 container. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.