Giới trẻ mê đuổi chữ họa hình

Giới trẻ mê đuổi chữ họa hình
TPO – Với sự liên tưởng, sáng tạo thú vị và thể hiện dí dỏm, những tác phẩm thơ, văn tượng hình trên thế giới ảo như blog, facebook khiến cư dân mạng, nhất là các bạn trẻ mê mệt.

>Đua nhau lên mạng vẽ truyện tranh
>Người trẻ đăng đàn ‘ảo’ bình bóng đá

Xu hướng này có phần đi ngược lại xu hướng chung của sự phát triển của ngôn ngữ, chữ viết của loài người. Khi mới xuất hiện, chữ viết là những hình ảnh đơn giản tô mạc lại những vật, hiện tượng có trong tự nhiên. Về sau mới được con người sáng tạo tinh tế hơn trong việc thể hiện điều muốn chỉ tới, dễ sử dụng hơn.

Nhưng cuộc “về nguồn” – hình thay cho chữ - mang đến cảm giác mới thú vị cho nhiều bạn trẻ. Không chỉ còn là những con chữ bình thường nữa, những dòng viết trở nên sinh động hơn được gửi đến nhau.

Có thể thấy rõ điều này trong những tin nhắn. Nhiều những hình ảnh nhà lầu, xe ô tô, tiền, điện thoại, hay trái tim, cảm xúc buồn vui, tức giận... đã được những người trẻ khéo léo thay cho chữ. Những tin nhắn này nhận được nhiều hưởng ứng từ các thành viên khác.

Thường những tin nhắn kiểu này đều được các bạn trẻ dành để thể hiện tình cảm của bản thân tới một nửa. Đây được xem là lời tỏ tình khá dễ thương. Như tin nhắn “I love you” có hơn 2.000 người “like” và 264 lượt chia sẻ.

Tin nhắn hình gây thích thú đối với nhiều bạn trẻ
Tin nhắn hình gây thích thú đối với nhiều bạn trẻ.

... đến thơ tượng hình

Gần đây, những từ ngữ trong nhiều tác phẩm văn học được các bạn trẻ thể hiện bằng những hình ảnh thực tế trong thiên nhiên như cây cối, chim chóc, sông suối... cho đến những nhà lầu, ô tô... Một thành viên trên diễn đàn Facebook đã gọi một bức tranh thể hiện lời thơ là “thơ tượng hình”.

Dảo qua diễn đàn xã hội như Facebook, không khó khăn lắm để tìm ra những tác phẩm họa thơ. Như bức tranh sáng tạo về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải nhận được gần 3000 “like” hay đó là sự hưởng ứng.

Trong đó không ít thành viên mạng hồ hởi bình luận “bài nào cũng như thế này thì dễ học nhỉ”; thậm chí còn cho rằng hơn cả tác giả “Sát thủ đầu mưng mủ” – Quảng Thu; còn với thành viên Grim Pisces’s Master chia sẻ “Mình toàn vẽ cho môn sử… Cách này rất hiệu quả đó, học trong 5 phút là thuộc”.

Giới trẻ mê đuổi chữ họa hình ảnh 2
"Từ ấy".

Tác phẩm có quy mô nho nhỏ về lượng từ lượng câu như “Từ ấy” của nhà thơ Tố Hữu cũng được họa lại khá sinh động. Tác phẩm họa thơ này nhận được hơn 1.800 thành viên like, 114 bình luận.

Thậm chí tác phẩm có quy mô lớn về lượng chữ lượng câu – có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta như Bình Ngô đại cáo cũng được trích đoạn và họa lại khá thành công. Hình này được gần 4000 người “like”, 444 lượt chia sẻ.

Tác phẩm tượng hình
Tác phẩm tượng hình "Bình Ngô đại cáo được".

Những cách họa chữ thành hình này không chỉ thể hiện sự sáng tạo, dí dỏm của những người trẻ mà còn tạo nên sự hứng khởi kéo gần các bạn trẻ đến vối thơ ca, những tác phẩm văn học của dân tộc.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.