Gieo mầm từ bi

0:00 / 0:00
0:00
TP - Hàng chục năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh, Trụ trì chùa Vinh Phúc ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) miệt mài gieo mầm thiện đến nhiều phật tử, nhằm chia sẻ gánh nặng cho xã hội trên tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật.

Xế chiều, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh cùng một số phật tử đang chuẩn bị chăn, áo ấm và thực phẩm để hỗ trợ cho những người khuyết tật, người neo đơn. Thấy chúng tôi đến, thầy tạm nghỉ. Thượng tọa Thích Thiện Hạnh chia sẻ, thầy sinh năm 1968 và đi tu từ khi lên 5 tuổi. Năm 2006, thầy về làm trụ trì chùa Vinh Phúc. Lúc ấy, chùa Vinh Phúc còn hoang vắng, cỏ mọc um tùm.

Gieo mầm từ bi ảnh 1

Thượng tọa Thích Thiện Hạnh trao quà tặng người có hoàn cảnh khó khăn

Bước đầu, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh làm từ thiện ở ngay chính vùng đất Quan Độ. Thầy tìm đến những gia đình nghèo khó, những người tàn tật ở địa phương. Sau đó, thầy kêu gọi các phật tử nơi khác giúp đỡ những gia đình khó khăn, những phận đời éo le ở trong thôn. Hằng tháng, thầy ủng hộ gạo và tiền mặt để các gia đình nghèo khổ, người tàn tật vơi bớt khó khăn.

Theo Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh là một người tiêu biểu về làm việc thiện ở tỉnh Bắc Ninh trong nhiều năm qua. Những việc thiện của Thượng tọa Thích Thiện Hạnh có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Bà Trương Thị Hải là một trong những người ở làng Quan Độ được Thượng tọa Thích Thiện Hạnh giúp đỡ. Bà Hải có hoàn cảnh đáng thương. Năm nay, bà bước sang tuổi 60. Hơn chục năm trước, bà bị tai biến mạch máu não, phải nằm liệt một chỗ. Thấy hoàn cảnh của bà Hải quá cực khổ, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh kêu gọi các phật tử hỗ trợ gạo và tiền mặt để bà duy trì cuộc sống.

Dần dần, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh mở rộng địa bàn hoạt động từ thiện ra huyện Yên Phong, rồi toàn tỉnh Bắc Ninh. Hằng năm, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh cùng các phật tử có nhiều chuyến đi làm thiện nguyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng đồng bào bị bão lụt. Thầy Thích Thiện Hạnh còn kêu gọi các phật tử cùng chung tay đóng góp xây dựng nhà cho những gia đình khó khăn.

Sáng sớm, chị Mẫn Thị Bảo Lan (54 tuổi) và các phật tử trẻ của chùa Vinh Phúc tất bật nấu nồi cháo chay để tặng hàng trăm suất đến những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm Y tế huyện Yên Phong. Mọi người phải dậy từ 2 giờ sáng, tất bật đi chợ, sơ chế thực phẩm, nổi lửa để đúng 6 giờ có những suất cơm, cháo nóng hổi, bảo đảm dinh dưỡng dành tặng bệnh nhân đang điều trị tại đây.

Nhiều năm qua, chị Lan và một số phật tử tích cực hỗ trợ Thượng tọa Thích Thiện Hạnh duy trì việc nấu cháo từ thiện.

Chị Lan cho biết, từ sự kết nối duyên lành, gieo mầm thiện nguyện của Thượng tọa Thích Thiện Hạnh, nhiều phật tử đã phát tâm công đức, chung tay nấu cháo từ thiện. Cuối tuần, chị Lan và một số người dân trong thôn Quan Độ đến chùa Vinh Phúc từ tối hôm trước để chuẩn bị nấu cháo đến khuya. Sáng sớm hôm sau, chị lại bận rộn mang khoảng 200-250 suất cháo đến bệnh viện để phát từ thiện.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TPO - Thời gian qua, các tôn giáo đã xây dựng hàng nghìn mô hình, triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.