Giấy phép 'con' hành doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Giấy phép 'con' hành doanh nghiệp xuất khẩu lao động
TPO - Sáng 8/3, tại cuộc gặp giữa Bộ LĐ-TB&XH và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nhiều vấn đề bất cập hiện trong công tác này đã được đưa ra, trong đó vấn đề giấy phép con.

Cản trở đủ thứ giấy tờ

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Dịch vụ XKLĐ và Chuyên gia Thanh Hoá phản ánh, vấn đề bức xúc với hầu hết DN XKLĐ hiện nay là tình trạng giấy phép con. Theo ông Minh, DN muốn được tiếp xúc với người dân để tuyển lao động đều phải xin công văn giới thiệu của tỉnh, huyện, xã, đây như một dạng giấy phép con. Thậm chí, khi xin được giấy giới thiệu của tỉnh rồi xuống huyện, xã lại mắc, không cho phép DN gặp người dân.

“Có huyện chúng tôi phải chờ tới 3 tháng, thậm chí có huyện còn không cho phép DN xuống tiếp xúc người lao động dù đã được tỉnh giới thiệu. Có lãnh đạo tỉnh nói thẳng với tôi: Nhiều năm nay tỉnh không có ai đi XKLĐ cũng có sao đâu. Khi thắc mắc với Sở LĐ-TB&XH, họ nói cái này họ không quyết định được, phải đợi xin ý kiến thường vụ, mà không biết bao giờ thường vụ mới họp. Đây là trên trải thảm, dưới rải đinh”, ông Minh vừa dứt lời cả cả hội trường cùng vỗ tay.

Thậm chí, có lần nhân viên ông Minh còn bị công an xã bắt nhốt 1 đêm, ông phải nhờ lãnh đạo huyện can thiệp mới được thả. “Dù không luật nào cấm DN gặp người dân để tuyển lao động đi xuất khẩu”, ông Minh nói. Theo đó, nếu không được gặp người dân DN không thể tuyển được lao động.

Còn ông Đàm Trung Bắc, Giám đốc Cty CP Dịch vụ Nhân lực Toàn Cầu (GMAS, TPHCM) cho biết, theo luật DN XKLĐ không phải xin giấy phép thành lập cơ sở đào tạo, nhưng khi xuống địa phương DN gặp không ít rắc rối.

Theo ông Bắc, cơ sở đào tạo là điều kiện để được cấp phép XKLĐ, nhưng nhiều DN cơ sở đào tạo không nằm cùng văn phòng công ty, nên khi mở cơ sở đào tạo liên bị chính quyền, công an xã, huyện tới hỏi giấy tờ đủ thứ, giấy chức nhận phòng cháy… 

“Địa phương giải thích, phải có giấy phép mới được hoạt động vì sợ mất an ninh trật tự địa phương. Luật không có nhưng DN vẫn phải đáp ứng”, ông Bắc nói.

Bộ Trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, những năm qua hoạt động XKLĐ đã đạt nhiều kết quả đáng mừng, nhưng những “tiếng kêu” trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều. “Tôi đã trực tiếp làm việc với đơn vị liên quan, hiện quy trình giấy tờ ròn rất nhiều, với khoảng 11 giấy phép con hoặc giấy tờ ẩn dưới dạng giấy phép con cần gỡ bỏ”, ông Dung nói.

Lao động phạm pháp xếp top đầu

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2014-2016, mỗi năm Việt Nam đưa xấp xỉ 350.000 lao động ra nước ngoài làm việc. Riêng trong năm 2016 có trên 126.000 lao động đi làm việc, tập trung nhiều vào thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,  Ả rập Xê út… Hiện lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan khoảng 186.000 người, Nhật Bản 60.000 người, Hàn Quốc 51.000 người, Malaysia 30.000 người….

Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Tùng, Phó Cục trưởng Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hoạp pháp, và vi phạm pháp luật nước bạn vẫn rất lớn và phức tạp. Ông Tùng dẫn chứng, như lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc hiện vào khoảng 17.000 người, Đài Loan chiếm tới 1 nửa số lao động bất hợp pháp tại nước này, còn tại Nhật cũng có khoảng 3.000 lao động chui.

Về tỷ lệ lao động phạp pháp, theo ông Tùng, tại Nhật Bản lao động Việt Nam luôn dẫn đầu về phạm pháp trong các nước có lao động tới nước này làm việc, tại Hàn Quốc thì Việt Nam đứng thứ 3… và có xu hướng tăng.

Tại hội nghị, các vấn đề nóng bây lâu nay trong XKLĐ như lao động bỏ trốn, lao động phạm pháp ở nước tới làm việc, thu phí cao, cạnh tranh không lành mạnh cũng được đưa ra thảo luận, tìm giải pháp khắc phục. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH phối hợp cùng DN XKLĐ chấn chỉnh những bất cập thời gian qua, như lao động bỏ trốn, phạm pháp, thu phí cao, cạnh tranh không lành mạng… Đồng thời, nâng cao chất lượng lao động, mở thêm thị trường mới.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành lao động công khai hơn nữa thông tin về các chương trỉnh XKLĐ, các DN được cấp phép. Đồng thời, xây dựng cẩm nang thông tin về XKLĐ để phổ biến tới người dân.

MỚI - NÓNG