Giảng viên Đại học Bắc Kinh bị tố dùng bằng giả, Cnet thất vọng và phẫn nộ

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một giảng viên của ĐH Bắc Kinh - ngôi trường danh giá bậc nhất Trung Quốc, còn là giảng viên thỉnh giảng tại ĐH Quốc gia Singapore (NUS) - cũng vô cùng nổi tiếng, đang bị tố dùng bằng giả. Mà đây là điều mà chính netizen Trung Quốc phát hiện ra.

ĐH Bắc Kinh (gọi tắt là Bắc Đại) và ĐH Quốc gia Singapore (NUS) thường xuyên có tên trong top những trường đại học hàng đầu khu vực và thế giới. Vậy mà thật bất ngờ, một giảng viên của Bắc Đại, còn là Chủ nhiệm Khoa Kinh doanh Quốc tế MBA Bắc Kinh tại trường này, và đang thỉnh giảng tại NUS, lại bị cho là đã dùng bằng cấp giả để có được công việc hiện tại.

Sự việc bắt đầu khi giảng viên này, tên Trần Xuân Hoa, viết một số bài về tập đoàn Huawei, còn nói rằng mình là “cố vấn” của Huawei. Nhưng hồi đầu tháng này, Huawei đã đưa ra tuyên bố công khai, phủ nhận việc cô Trần có liên quan gì đến họ. Họ bảo rằng những gì cô Trần viết là “thông tin sai lệch”.

Giảng viên Đại học Bắc Kinh bị tố dùng bằng giả, Cnet thất vọng và phẫn nộ ảnh 1

Giảng viên Trần Xuân Hoa. Ảnh: Weibo.

Thấy vậy, netizen Trung Quốc mới quyết định tìm hiểu các bằng cấp của giảng viên Trần xem sao, mà đã lục lọi trên mạng thì thế nào cũng tìm ra thông tin gì đó. Cuối cùng, có người đã phát hiện ra rằng bằng Tiến sĩ của cô Trần được cấp từ 20 năm trước bởi một trường đại học không được cấp phép hoạt động.

Cụ thể là cô Trần có bằng Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (DBA) của ĐH Châu Âu Ireland vào năm 2001. Nhưng “trường đại học” này không hề có trang web, cũng không có tên trong danh sách 25 trường đại học Ireland mà Bộ Giáo dục Trung Quốc công nhận. Năm 2011, tờ Irish Times (Thời báo Ireland) còn viết rằng “trường đại học” này hoạt động mà không có văn phòng, chẳng có địa chỉ, theo trang SCMP.

Ấy vậy mà giảng viên Trần thậm chí đã từng có tên trong danh sách 25 Nữ Doanh nhân Lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của tạp chí Fortune Trung Quốc từ năm 2015 đến 2018.

Giảng viên Đại học Bắc Kinh bị tố dùng bằng giả, Cnet thất vọng và phẫn nộ ảnh 2

Ít hôm trước, tên của giảng viên Trần vẫn có trên trang web của NUS. Ảnh: NUS.

Vụ việc dùng bằng cấp giả này đang khiến công chúng ở Trung Quốc rất phẫn nộ, vì để vào được một trường danh giá - dù là với tư cách sinh viên hay giảng viên - đều rất khó khăn và đó là cơ hội thay đổi cuộc đời một con người. Vậy mà có người lại có thể làm việc ở Bắc Đại nhiều năm với bằng cấp không có giá trị.

Theo trang SCMP, các cuộc gọi tới ĐH Bắc Kinh và văn phòng của giảng viên Trần đều không có người nghe máy. Còn theo các tờ báo Singapore thì thông tin về giảng viên Trần trước đó vẫn có trên trang web của NUS nhưng giờ đã được gỡ đi. Hiện chưa biết sự việc sẽ tiếp tục thế nào.

Giảng viên Đại học Bắc Kinh bị tố dùng bằng giả, Cnet thất vọng và phẫn nộ ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?