> Xăng bị đóng loại thuế như rượu!
Hiện nay, mặt hàng xăng dầu đang phải gánh nhiều loại thuế, phí. Cụ thể, 12% thuế nhập khẩu, 10% thuế VAT, 1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường, 1.000 đồng phí giao thông, 1.000 đồng trích trả nợ tiền bù giá ngân sách, 300 đồng/lít trích quỹ bình ổn xăng dầu... Riêng mặt hàng xăng còn chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là 10%.
Việc điều hành kinh doanh xăng dầu đang chỉ có lợi cho các doanh nghiệp đầu mối. Các nhà chức trách nên suy nghĩ và điều hành đúng đắn, hài hòa lợi ích nhà nước- doanh nghiệp- người tiêu dùng. Nếu nhà nước giảm thuế thì mới có dư địa để giảm giá xăng dầu thêm nữa”. |
Ông Hà Duy Hưng, giám đốc công ty vận tải Thịnh Hưng (Hải Phòng) cho rằng “Thuế và phí đánh trên mỗi lít xăng dầu 6.500 đồng/lít là quá cao. Nhà nước nên cân nhắc lại các loại thuế, phí này. Vì thực tế nhiều năm qua, cứ giá xăng dầu tăng là các mặt hàng thiết yếu khác đua nhau tăng theo, và không mấy khi giảm”.
Theo ông Hưng, thực ra, khi thuế và phí tăng cao thì người tiêu dùng hoàn toàn gánh chịu. Còn doanh nghiệp vận tải không chịu ảnh hưởng nhiều.
Vì họ chỉ đóng vai trò đơn vị trung gian giữa nhà cung cấp nhiên liệu và người tiêu dùng. Thông thường, khi giá xăng dầu tăng 10%, doanh nghiệp sẽ chủ động tăng giá vé với tỷ lệ bằng hoặc cao hơn mức tăng giá của xăng dầu sẽ tăng giá vé.
“Có thời điểm giá xăng tăng 15%, giá vé chỉ cần tăng 5-7%. Nhưng thực tế, các hãng vận tải, taxi “mượn cớ” xăng dầu tăng giá, tăng giá vé tới 10% để kiếm lời. Do thế, chỉ có người dân, nhất là lao động nghèo chịu thiệt nhiều nhất”- ông Hưng nói.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư tài chính (VAFI) cho biết, “Các nước trên thế giới đều đánh thuế xăng dầu rất cao, nhưng đổi lại, người dân được hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tốt, giá vé vận tải công cộng rất rẻ. Còn thuế xăng dầu của Việt Nam hiện ngang bằng một số nước, nhưng hệ thống giao thông, phương tiện vận tải công cộng lại yếu kém”.
Giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu lớn tại Hải Phòng cho rằng “Điều quan trọng là do ý chí điều hành của nhà nước. Nếu thấy giá xăng dầu thế giới tăng cao, người dân phải mua giá đắt thì tùy từng thời điểm, nhà nước có thể giảm hoặc bỏ thuế”.
Đơn cử, đầu năm 2012, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, Bộ Tài chính đã đưa thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu về 0%. Sau đó, dần điều chỉnh tăng thuế lên các mức 3%, 7%, 8-10% (tùy mặt hàng) và hiện ở mức 8-12%.
Ông Hưng nhận định, “Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Nhưng việc điều hành kinh doanh xăng dầu đang chỉ có lợi cho các doanh nghiệp đầu mối. Các nhà chức trách nên suy nghĩ và điều hành đúng đắn, hài hòa lợi ích nhà nước- doanh nghiệp- người tiêu dùng. Nếu nhà nước giảm thuế thì mới có dư địa để giảm giá xăng dầu thêm nữa”.
Trong mối quan hệ ba bên, nhà nước nên xem xét giảm thuế, chấp nhận giảm thu ngân sách. Còn doanh nghiệp ăn lãi ít đi và người dân gánh chịu phần còn lại. Như thế, lợi ích các bên đều hài hòa, thị trường sẽ ổn định lâu dài.