Giảm béo bằng… thôi miên!

Giảm béo bằng… thôi miên!
TP - Dưới đây là cuộc trò chuyện thú vị với Bác sĩ tâm lý trị liệu Justyna Domanowska-Kaczmarek.

+ Liệu thôi miên có thực sự phát huy tác dụng trong nỗ lực giảm béo?

- Có thể. Tại phòng khám, tôi áp dụng thôi miên theo phương pháp của Erickson (khác thôi miên kinh điển) liên tưởng đến tình huống trong đó bệnh nhân ngủ say và bác sĩ tâm lý trị liệu khơi gợi ý tưởng. Trong cách hiểu truyền thống – khách hàng là bên thụ động, còn BS tâm lý trị liệu – phía chủ động làm việc gì đó cho khách hàng. Trong thôi miên, mà tôi áp dụng có chỗ cho sự cộng tác, sự lựa chọn của khách hàng.

Giảm béo bằng… thôi miên! ảnh 1

Trong giải pháp giảm béo theo phương pháp thôi miên Erickson, chính khách hàng là đối tượng lựa chọn những gì đối với bản thân được coi là hợp lý bằng cách nghe theo tiếng nói vô thức của bản thân.

+ Bác sĩ và bệnh nhân nói chuyện với nhau?

- Thường là đối thoại giữa bác sĩ trị liệu và khách hàng – nhân vật đã bị thôi miên lưu ý đến bản thân nhiều nhất, có mối liên hệ tốt hơn với những gì thuộc về nội tâm. Tất cả những gì ở bên ngoài – công việc chưa giải quyết, những người khác, stress – chấm dứt khả năng tác động, bênh nhân tập trung mọi suy nghĩ cho bản thân. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang gặp vấn đề với ăn uống – đối tượng thuờng có quá ít sự tiếp xúc với bản thân, với tấm thân, với những cảm xúc của mình. Họ thường không biết, bản thân đang đói bụng hay không; hoặc không biết, những gì họ cảm nhận có phải là đói, hay chỉ là phản ứng bực bội. Thôi miên là cơ may, để đối tượng nhận rõ, chuyện gì thực sự đang diễn ra trong thể xác mình.

+ Có nghĩa, bác sĩ lập trình, để đối tượng chấm dứt thói quen ăn uống bừa bãi?

- Không hẳn. Tuy nhiên thực tế có không ít bác sĩ tâm lý trị liệu vẫn thực hành điều đó và cũng có thể phát huy hiệu quả. Riêng tôi, việc chữa trị là nhằm, để khách hàng nhận biết, khi nào đói bụng, khi nào chưa.

+ Có thể mua trên Internet bộ đĩa những lời khuyên của chuyên gia tâm lý Mỹ Paul McKenny. Theo bác sĩ, việc nghe nó vài lần mỗi ngày sẽ thay đổi cách tư duy của chúng ta về ăn uống?

- Tôi nghĩ, việc áp đặt suy nghĩ từ bên ngoài kém hiệu quả hơn so với bản thân người trong cuộc tự thay đổi cách suy nghĩ của bản thân. Trong thôi miên Erickson, đó là cách tư duy mới xuất hiện trong thời gian cộng tác giữa khách hàng và bác sĩ tâm lý trị liệu.

+ Tại phòng khám của bác sĩ, khách hàng tự yêu cầu thôi miên?

- Thỉnh thoảng. Song đối với tôi đó thường là tín hiệu cảnh báo. Đứng đằng sau lời yêu cầu có thể là suy nghĩ: “tôi hy vọng, ai đó làm thay mình việc này”. Trong khi mục đích của tôi là bệnh nhân tự chịu trách nhiệm về bản thân, tự phát hiện nguyên nhân và hiểu bản thân rõ hơn.

+ Những người phát phì thường gặp khó khăn với việc đặt tên những cảm xúc của mình. Họ hay nhầm lẫn cảm giác đói bụng với cảm giác tức giận. Tại sao?

- Mức độ phân biệt cảm xúc của mỗi người phụ thuộc phần lớn vào những gì chúng ta học được từ tuổi ấu thơ. Trẻ nhỏ trải nghiệm sự kiện gì đó, trong khi cha mẹ bình luận: bố (mẹ) biết, con đang bực mình; con khó chịu. Hoặc bản thân bố mẹ thông báo sau trải nghiệm sự kiện nào đó: bố (mẹ) đang bực mình, bởi một ngày làm việc căng thẳng, song tất cả không có gì liên quan đến con cái. Bằng cách này các bậc cha mẹ vô tình dạy cho con cái cách gọi cảm xúc và nhìn chung không hề nhìn thấy. Trong khi con trẻ tự trải nghiệm sự kiện; sự kiện lôi kéo chúng đến hành vi nào đó, còn chúng không biết, bản thân phải làm gì.

+ Theo bác sĩ, thường nhật, liệu chúng ta có nói quá ít về cảm xúc?

- Chúng ta sống với thói quen: không nên đổ lộ cảm xúc. Hãy tự hình dung tình huống: chúng ta có hai đứa con và đứa này ghen tỵ với đứa kia. Chúng ta thường nói gì? Tiếc rằng, phần lớn các bậc cha mẹ đều phủ nhận tình cảm tiêu cực đó. – Vậy thì tại sao con không nhường nhịn em? Nó là em ruột con cơ mà! Trong khi có thể dạy bảo cách khác: - Mẹ biết, em làm con tức giận, bởi đã lấy đồ chơi của con, song không thể tức giận bằng cách cầm dép đánh em.

Với tình huống thứ hai, bố (mẹ) đặt tên cảm xúc của trẻ, mang cho chúng sự chấp nhận, đồng thời dạy chúng, những cách bày tỏ tình cảm không được chấp nhận. Điều đó rất quan trọng, để hướng dẫn, có thể tự xoay sở thế nào với cảm xúc.

+ Như vậy, cha mẹ có lỗi - nếu chúng ta không biết phân biệt cảm xúc?

- Không nhất thiết. Những người có quá khứ khó khăn thường tự cứu mình bằng cơ chế: ngắt mạch cảm xúc. Tự tách mình ra khỏi cảm xúc giống như nỗ lực buộc kín miệng túi rác, để không mùi xú uế nào thoát ra ngoài. Tại sao họ hành động như vậy? Bởi đối với họ, những cảm xúc đó quá khó và nếu nỗ lực giải quyết, bản thân sẽ bị sa lầy.

+ Có gì không tốt, khi việc không cảm nhận cảm xúc giúp con người duy trì cuộc sống bình thường?

- Vào thời điểm nhất định cơ chế “tự ngắt mạch cảm xúc” giúp họ tập trung làm việc khác, song về lâu dài cơ chế này sẽ gây phiền hà. Cảm xúc là một dạng sứ giả, nhân vật đập tay vào cửa và thông báo: - Có tin vui, tức con người tốt, công việc tốt…hoặc: - Tình huống xấu, hãy tự vệ hoặc chạy trốn. Tất cả cảm xúc đều là tín hiệu quan trọng của tiềm thức. Phớt lờ những tín hiệu đó là hành động không khác gì con người đi bằng một chân, thay vì hai chân.

+ Theo bác sĩ, chân thứ hai là gì?

- Là sự hợp lý. Những người đang yêu ai đó sẽ tự liệt kê hàng loạt lý lẽ, để chứng minh, đó là nhân vật thích hợp nhất cho sự lựa chọn: tốt bụng, có học, thông minh, đẹp trai…Chỉ có điều: tất cả những yếu tố “tuyệt vời” đó đều là đánh giá mơ hồ, không có cơ sở.

Khi tôi hỏi một nữ bệnh nhân, chị trải nghiệm được gì từ ngày chung sống với người đàn ông ấy, chị cảm thấy thế nào, đối tượng đã ngơ ngác nhìn tôi. Té ra đối tượng hoàn toàn không để mắt đến lĩnh vực này – rằng tấm thân của mình đã nói điều gì – thí dụ, rằng anh ấy có sức hấp dẫn lạ kỳ, hoặc bản thân cảm thấy yên tâm, khi ở bên anh.

Một khi không có cảm nhận, cá thể rơi vào trang thái giống như con người không có khả năng nhận biết mùi vị các món ăn. Suốt cả cuộc đời đối tượng sẽ không biết, món đã ăn cay hay ngọt. Liệu có ngon hay không ngon. Sẽ khó hòa nhập cuộc sống, một khi con người thiếu thiết bị thông báo tín hiệu, cái gì là tốt với bản thân.

+ Tại sao đối tượng như vậy ăn uống nhiều hơn bình thường?

- Bởi trong người họ xuất hiện cảm giác gần giống sự khó chịu, tín hiệu thông báo, rằng có cái gì đó bất ổn, song không biết chính xác – nó là cái gì. Khi ấy ăn uống là cách thức lý tưởng, để “dán kín” cảm giác mơ hồ ấy bằng những lớp vỏ bọc ăn uống.

+ “Dán kín” vào lớp ẩn dụ?

- Đúng vậy, nhưng “ăn stress” cũng có thước đo khác. Khi rơi vào tình huống khó khăn, chúng ta thường có phản xạ mang tính tiến hóa: mong muốn ở gần mẹ, nơi có sự ấm áp của gia đình, người thân. Phản xạ tối ưu là suy nghĩ: - Tình hình tồi tệ, cần tỉnh táo và tìm ra cách giải quyết thoát hiểm. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, người ta vẫn chọn giải pháp: coi như không nhìn thấy gì, không cảm nhận và…tìm cái gì đó ấm áp và ngọt ngào.

+ Có phải tất cả những ai không không có khả năng tự xoay sở với cảm xúc đều tìm đến ăn uống?

- Một số người tự xoay sở bằng cách khác – thí dụ, hút thuốc lá, uống rượu hoặc giải tỏa căng thẳng nội tâm bằng hành động bạo lực.

+ “Tự cho phép mình trải nghiệm sự kiện nào đó” có thể là giải pháp gõ cửa bác sĩ tâm lý trị liệu. Tiếc rằng, không phải ai cũng có khả năng…

- Sự thật đúng như vậy, cho dù nhiều người biết rằng, có thể trải nghiệm những cảm xúc khó chịu với liều nhỏ hơn – nhờ sự trợ giúp của chuyên gia.

+ Thực tế, chuyện gì xảy ra trong thời gian thôi miên – giảm béo?

- Bệnh nhân tập trung vào những cảm nhận của mình nhờ giây phút thư giãn sâu. Nhiệm vụ của bác sĩ tâm lý trị liệu là tạo cảm giác an toàn cho đối tượng, qua câu nói, thí dụ: - anh (chị) có thể cảm nhận điều gì đó, song chỉ anh (chị) có thể quyết định, bản thân có thể làm được những gì.

+ Cô bạn mảnh mai của tôi ăn như mèo và bỏ lại một nửa suất ăn. Tôi không thể…

- Những người gầy thường chỉ ăn – khi nào thực sự đói bụng và đứng dậy khỏi bàn ăn – khi đã no. Và – chi tiết đáng ngạc nhiên: họ có thể ăn đủ thứ; song không bao giờ ăn kễnh bụng. Họ tập trung chú ý nhiều hơn trong khi ăn – không bao giờ làm việc gì khác trong khi ăn (không xem tivi, không đọc báo, không tự ngắm mình…trong lúc ăn).

+ Theo bác sĩ, liệu có thể tự rèn luyện thói quen ăn uống hợp lý?

- Có thể thí dụ áp dụng thước đo đói bụng từ -5 đến +5. Với -5, khi chúng ta sắp chết đói hoặc sắp ngất xỉu; còn +5 là ăn no đến mức “vỡ bụng”. Hãy suy nghĩ kỹ, trước khi ngồi vào bàn ăn và lúc kết thúc. Liệu bản thân có cảm thấy đói bụng khi mới ở mức -3? Có nên ngồi vào bàn ăn, khi mới ở mức -1? Và liệu kết thúc bữa ăn ở mức +3 hay mức +4?

+ Tối ưu, nên chọn thang bậc nào?

- Mỗi người tự cảm nhận điều đó. Chắc chắn sẽ tồi tệ - khi bạn ngồi vào bàn ăn ở mức -5 và kết thúc ở mức +5. Ở giữa là mức lý tưởng.

+ “Ăn chậm, nhai kỹ” có phải là nguyên tắc chỉ đạo?

- Dĩ nhiên là như vậy. Để bệnh nhân của mình tập trung vào bữa ăn và cảm nhận của mình, tôi khuyên họ không làm bất cứ việc gì khác trong lúc ăn uống. Tôi cũng khuyên mọi người ngồi ăn, luôn nhìn vào món ăn, ăn chậm, nhai kỹ.

+ Liệu có thể tự thôi miên ở nhà và cảm thấy mối quan hệ gần gũi hơn với tấm thân của mình?

- Có thể. Tôi khuyến khích mọi kỹ thuật tự tưởng tượng – đặc biệt vào thời điểm khởi đầu nỗ lực giảm béo, khi chúng ta tự hình dung mục đích của mình. Hãy tự hình dung trong trí tưởng tượng – cặp chân của mình, cái bụng, bộ ngực…của bản thân trong tương lai; những gì với bản thân là hiện thực.

+ Tự hình dung để làm gì?

- Một khi nhìn thấy hình hài bản thân rõ ràng trong trí tưởng tượng, đối với tiềm thức – điều đó đã có thực.

Có thể tự hình dung thí dụ nỗ lực giảm béo giống như công việc tạc tượng của nhà điêu khắc. Và hãy xem, chúng ta sẽ thực hiện tác phẩm thế nào – bằng nguyên liệu gì, mầu sắc ra sao, ở tư thế nào và sẽ đặt bức tượng ở đâu – trong bếp hay ngoài ban công. Bài tập này cũng có thể giúp chúng ta ý thức được, giảm béo để làm gì. Và tất cả nỗ lực nhằm đạt được mục đích đó đều mang tính tích cực.

Thu Vinh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG