Tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39:

Giảm bên ngoài, phình bên trong

TP - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức diễn đàn khoa học “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị”. 

TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết, theo số liệu của ban Tổ chức T.Ư (tháng 6/2018), vẫn còn 9/63 ban tổ chức cấp ủy trực thuộc T.Ư chưa có tham mưu, ban hành kế hoạch thực hiện đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. “Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, tinh giản biên chế chủ yếu áp dụng đối với đối tượng nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 86,25%) chứ chưa chú trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm”, ông Tân nói.

Theo đại diện Bộ Nội vụ, thời gian qua một số bộ, địa phương đã thực hiện khá tốt công tác này. Bộ Công Thương đã cắt giảm 5 đầu mối, từ 35 vụ, cục và tương đương xuống còn 30 đầu mối, trong đó có 26 đơn vị hành chính và 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Công Thương cũng đã sáp nhập, hợp nhất một số đơn vị. Trong khi đó, so với bộ máy cũ, mô hình bộ máy bộ Công an giảm 6 tổng cục, tinh giản gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng. Cấp công an địa phương sau khi tinh gọn bộ máy, sáp nhập cảnh sát PCCC giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng, gần 1.000 đơn vị cấp đội. Bộ Nội vụ cũng đã sắp xếp lại các đơn vị bên trong, giảm từ 24 xuống còn 17 đơn vị. Các địa phương cũng đã nỗ lực thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, sáp nhập nhiều sở ngành. 

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng, đến nay hệ thống cồng kềnh của biên chế công vụ Việt Nam vẫn ở trong top đầu của nhóm nước ASEAN, cứ 20 người dân có 1 công chức - viên chức hưởng lương, nhỉnh hơn Thái Lan, Nhật Bản và bỏ xa các nước còn lại. Mặc dù lương công chức ở Việt Nam rất thấp, nhưng tổng chi lương của Việt Nam tương đối cao so với các quốc gia khác trong khu vực và tương đương các quốc gia thu nhập trung bình. Tỷ lệ chi lương tính trên GDP đến 2020 có thể lên đến 11,1% GDP, cao hơn so với tỷ lệ hiện nay của các quốc gia thu nhập cao. Hiện trạng này cũng góp phần làm tăng nợ công của ngân sách.

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân: Chúng ta mới tinh giản được hơn 40 nghìn thì các địa phương lại tăng tới 110 nghìn. Như vậy, tới 2020 không tinh giản được 10% như Nghị quyết 39 đặt ra.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.