Giải thích vụ cứu trợ hàng nghi hết hạn

Giải thích vụ cứu trợ hàng nghi hết hạn
TP - Bà Lã Quỳnh Chi, Phó Giám đốc Cty TNHH VICO (có trụ sở tại An Dương, Hải Phòng), nói rằng, lô hàng cứu trợ đồng bào vùng lũ bị nghi quá hạn sử dụng được sản xuất ngày 16-11-2010. Việc có ngày sản xuất khác ghi ở dưới góc bao là do Cty đã sử dụng bao cũ còn tồn để đóng gói nhằm tiết kiệm chi phí.

 >> Cứu trợ bằng hàng hết hạn

Theo bà Chi, chất lượng sản phẩm cứu trợ không khác sản phẩm bán ngoài thị trường. “Còn về phản ánh bột giặt cứu trợ ít bọt (Tiền Phong thông tin ngày 29-11), theo tôi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của người tiêu dùng, từ mùi hương đến các hạt xanh, đỏ trong bột giặt” - bà Chi nói.

Theo cách giải thích của bà Chi, số bao bì này không do Cty sản xuất mà đặt hàng từ một đơn vị khác còn tồn lại, có người đặt câu hỏi: Chẳng lẽ VICO không thể nắm được kế hoạch sản xuất và dự báo nhu cầu thị trường mà để thừa hàng ngàn bao bì dùng cho một ngày sản xuất (15-4-2007)?

Thêm nữa, theo lý giải của bà Chi, loại hàng đóng gói 400 gram (sản phẩm cứu trợ) chỉ sản xuất theo nhu cầu của từng vùng thông qua đặt hàng của các nhà phân phối. Có ý kiến đặt ra: Vậy VICO lấy đâu ra lượng hàng “sẵn có” đến 2 tấn để mang đi cứu trợ?

Theo quan sát của PV, trên vỏ bao bì số bột giặt cứu trợ có ghi nơi sản xuất ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Trước đây VICO có cơ sở gia công và kho hàng ở Việt Trì nhưng từ năm 2008, cơ sở này đã đóng cửa.

Một cán bộ quản lý thị trường cho rằng: Để giảm thiểu chi phí vận chuyển, bảo quản, việc các công ty mở cơ sở ở địa phương khác hoặc nước khác đang là một xu thế. Tuy nhiên, trên bao bì phải ghi rõ điều này. Nếu hàng sản xuất một nơi, mà lại ghi ở một nơi khác thì bị coi là hình thức lừa dối khách hàng.

Theo vị cán bộ quản lý thị trường, chỉ cần kiểm định mẫu bột giặt cứu trợ là trắng đen sẽ rõ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.