Giải pháp khắc phục hậu quả lũ lụt

Giải pháp khắc phục hậu quả lũ lụt
TP - Trong buổi họp trực tuyến ngày 20/11 giữa UBND tỉnh Bình Định và các sở ban ngành với 11 huyện, thành trong tỉnh về tình hình thiệt hại do mưa lũ, một số giải pháp khẩn cấp khôi phục sản xuất nông nghiệp đã được đưa ra.

>Tái nghèo sau lũ lịch sử
> Xả lũ gây thiệt hại nghiêm trọng phải xử lý hình sự

Tại cuộc họp, hầu hết địa phương bị ngập nặng như thị xã An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Tây Sơn… đều kiến nghị khẩn tới UBND tỉnh cứu trợ gạo cho dân, bao bì để khắc phục sa bồi, giống lúa để bắt đầu vụ lúa đông xuân và kinh phí xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình có nhà bị lũ cuốn.

Phó chủ tịch UBND Bình Định Trần Thu Hà nói: “Những vấn đề gấp rút nhất là khắc phục sa bồi thủy phá, cung ứng giống cho kịp sản xuất vụ đông xuân đến tận tay hộ dân. Không để cho người dân thiếu giống lúa sản xuất và việc khắc phục các công trình thủy lợi sẽ phải bắt tay ngay theo kiểu cuốn chiếu, không chờ đợi một lúc”.

Dù mưa chưa đầy 3 ngày, nhưng đợt lũ được đánh giá là lớn nhất trong vòng 50 năm qua với diễn biến rất nhanh xảy ra trên diện rộng (10 huyện, thị và một số phường của thành phố). Hầu hết vùng lũ bị ngập sâu 6-8m. Có tới 18 người chết, 1 người mất tích, hơn 99.000 nhà bị ngập, sụp đổ. Tổng thiệt hại lên đến 1.586 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.