Theo nghiên cứu mới nhất của tạp chí Plos One, việc lựa chọn lối sống không phải là điều quan trọng nhất quyết định tuổi thọ của một người.
Thói quen hút thuốc, uống rượu, tập thể dục hay chế độ ăn uống cũng không cho thấy nhiều khác biệt giữa nhóm người có tuổi thọ cao với nhóm người chết sớm.
Cuộc phỏng vấn với hơn 100 người thuộc nhóm người cao tuổi cho thấy, họ vẫn thưởng thức một ly rượu, một điếu xì gà hoặc những niềm đam mê khác, đương nhiên chỉ ở mức độ cho phép.
Sở Phát triển Sinh học và Di truyền học Stanford, Mỹ nghi ngờ rằng nhóm người này có thể được “làm giàu” bởi một biến thể protein khiến họ có thể sống lâu. Khả năng khác là do một loại gen được gọi là TSHZ3, loại gen đóng vai trò then chốt trong hoạt động của tế bào thần kinh.
Trong một nghiên cứu bao gồm 99 bộ gen của nhóm đối tượng trong độ tuổi 98-105 tuổi, các nhà nghiên cứu thấy rằng TSHZ3 thực hiện biến thể protein khiến nhóm người “Supercentarians” có tuổi thọ cao hơn những người bình thường.
Một điều thú vị là một phụ nữ thuộc nhóm “Supercentarians” được phát hiện có một biến thể di truyền liên quan tới bệnh tim, căn bệnh có thể dẫn đến cái chết đột ngột. Nhưng điều này đã không xảy ra với người phụ nữ đó.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư dường như cũng được giảm bớt ở nhóm “Supercentarians”. Các nhà nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư ở những người già nhất thế giới chỉ chiếm 19%; trong khi nó chiếm đến 49% ở dân số bình thường.
Nhà khoa học kết luận, những người thuộc nhóm “Supercentarians” là vô cùng hiếm và nhóm gen của họ có thể là nguyên nhân bí mật cho cơ sở di truyền của tuổi thọ tối đa.
Theo Linh Nguyễn