Trả lời:
- Viêm dây thần kinh là bệnh do virus gây thủy đậu, tức Herpesvirrus varicella zoster gây ra. Nó lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Có nghĩa, chỉ cần đứng gần người bệnh trong lúc đối tượng đang ho hoặc hắt xì hơi – cũng có thể bị lây. Sau một lần bị thủy đậu khả năng đề kháng của cơ thể với căn bệnh này tồn tại suốt đời, song vẫn có nguy cơ bị viêm dây thần kinh. Virus herpes tấn công, khi cơ thể suy nhược, thí dụ trong thời gian bị nhiễm bệnh đường hô hấp. Có chi tiết thú vị: người lớn tuổi chưa bị thủy đậu thời thơ ấu rất có thể sẽ bị thủy đậu hoặc viêm dây thần kinh - sau khi tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu. Một khi virus hoạt động mạnh, sẽ dẫn đến tình trạng viêm dây thần kinh giao cảm và viêm da. Cảm giác đau nhức, bỏng rát một nửa thân, dọc dây thần kinh bị tấn công là triệu chứng điển hình đầu tiên. Sau 2-3 ngày trên da xuất hiện những mụn phồng rộp, tiếp theo chảy mủ, rất khó chịu. Người bệnh có thể uống thuốc giảm đau và bôi lên da thuốc có thành phần chủ yếu là dung kẽm và nước canxi.
Cho dù viêm dây thần kinh không đe dọa thai nhi, song chị nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân.
2- Nghe nói, thông thường đời người chỉ một lần mắc bệnh viêm dây thần kinh. Mẹ tôi vừa bị lần thứ hai. Xin hỏi bác sĩ, tại sao?
Bạn đọc nam giới
Trả lời:
- Thông thường, đời người chỉ mắc bệnh viêm dây thần kinh một lần. Tuy nhiên nó có thể tái phát với đối tượng khả năng đề kháng suy giảm đáng kể, cơ thể bị suy nhược trầm trọng và đối tượng bị mắc bệnh ung thư.
3- Bạn gái tôi đang phấn đấu có con nhỏ. Sau ba năm dã tràng, cả hai vợ chồng đã đi khám. Kết quả khẳng định: khả năng sinh sản của cả hai đều bình thường. Song mong muốn vẫn không thành, vì bạn tôi dị ứng với “con giống” của đối tác. Liệu có đúng?
Bạn đọc nữ
Trả lời:
- Đúng. Bởi hoàn toàn tự nhiên, trong dịch nhầy cổ tử cung bạn gái chị có thể định cư những kháng nguyên kiên quyết tiêu diệt “con giống” của đối tác. Để khẳng định điều đó, người ta tiến hành xét nghiệm máu, dịch cổ tử cung của bạn chị và “con giống” của anh chồng. Nếu kết quả dương tính, việc thụ tinh có thể thực hiện hiệu quả bằng sự can thiệp của kỹ thuật, tức bỏ qua “phòng tuyến” cổ tử cung - đưa “con giống” của đối tác trực tiếp vào thẳng tử cung.
4- Sáng sớm thức dậy tôi thường bị sổ mũi. Tuy nhiên không có bệnh nào khác đi kèm. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân.
Một bạn nữ
Trả lời:
- Sổ mũi sáng sớm có thể vì nguyên nhân dị ứng. Khi ấy xuất hiện tình trạng hai lỗ mũi bị tắc vì hậu quả phù nề niêm mạc và nước mũi. Trường hợp nước mũi đặc, ngả mầu xanh và bôc mùi khó chịu, có thể là dấu hiệu viêm xoang cạnh mũi. Trong trường hợp này nước mũi dễ chảy vào lỗ mũi và gây tắc mũi – khi chúng ta nằm ngửa.
Muốn xác định chính xác chứng bệnh, cần gõ cửa phòng khám bác sĩ Tai-Mũi-Họng. Trong thời gian chưa gặp bác sĩ, có thể sục rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý.
5- Câu hỏi của tôi liên quan đến nhổ răng trong thời gian mang thai. Tôi đang có thai tháng thứ ba. Bác sĩ nha khoa khẳng định, tạm thời chỉ có thể xử lý diệt tủy một răng sâu nhẹ; riêng chiếc răng nặng hơn, phải nhổ cần gác lại khi khác. Xin hỏi bác sĩ, tại sao?
Một người mẹ tương lai
Trả lời:
- Trước thao tác nhổ răng sâu, bác sĩ phải tiêm một mũi thuốc tê. Để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi, bác sĩ nha khoa thường tránh việc làm này với phụ nữ có thai trong ba tháng đầu. Tuy nhiên không có cấm chỉ định chữa trị răng sâu nói chung trong thời gian mang thai. Thậm chí ngược lại! Cần nhớ rằng, tình trạng răng, lợi có thể có tác động quan trọng đến sức khỏe thai nhi; trong khi thời gian mang thai chính là lúc nguy cơ sâu răng và viêm lợi bị đe dọa cao nhất. Vì thế cả trong thời gian mang thai và cho con bú, đối tượng cần đặc biệt quan tâm vệ sinh vòm miệng, đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn và nên sử dụng chỉ nha khoa.
Tiến Đôn
Tri Thức Trẻ