Giá xăng giảm mạnh, hãm đà tăng của CPI tháng 8

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Tổng cục Thống kê, từ tháng 7/2022, việc giá xăng dầu trong nước liên tục giảm đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước.

Bất chấp giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và bước sang năm học mới 2022-2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, CPI tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước.

So với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3,6% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,89%. Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 1,64%.

Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%). Tổng cục Thống kê đánh giá, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá là giao thông và vàng.

Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 8/2022 giảm 5,51% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,53 điểm phần trăm. Kết quả này có được nhờ ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 1/8, 11/8 và 22/8 làm cho giá xăng giảm 14,52% so với tháng trước. Giá dầu diezen giảm 12,9%.

Ở chiều ngược lại, nhóm thực phẩm, dịch vụ giáo dục tăng giá mạnh. Giá thực phẩm tháng 8/2022 tăng 1,33% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: thịt lợn, thuỷ hải sản tươi sống, giá cầu, trứng gà, dầu ăn, rau,

Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,51% so với tháng trước do trong tháng 8/2022 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-20232 đối với các trường mầm non, trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,05%, bút viết các loại tăng 1,38%, giá vở, giấy viết các loại tăng 1,02% so với tháng trước.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.