Giá xăng dầu leo cao tác động xấu tới doanh nghiệp

Doanh nghiệp chịu chi phí sản xuất cao vì giá xăng giảm chậm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Doanh nghiệp chịu chi phí sản xuất cao vì giá xăng giảm chậm. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc giá dầu thô liên tiếp giảm sâu, trong khi giá xăng dầu trong nước vẫn leo cao sẽ tác động xấu tới cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.  

Vị chuyên gia này đánh giá: “Trong bối cảnh đất nước đang thực hiện hàng loạt các hiệp định thương mại với nhiều đối tác nước ngoài, giá xăng dầu leo cao làm chi phí của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn nhiều so với đối thủ ở các nước ngay trong khu vực ASEAN. Vì thế, hàng hóa sẽ khó cạnh tranh được ngay cả trên sân nhà”, ông Doanh nhìn nhận.

Theo Tổng cục Hải quan, kể từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đã chi 3,42 tỷ USD để nhập về 5,93 triệu tấn xăng dầu các loại, tức tăng khoảng 8,4% về lượng, nhưng số tiền chi ra lại giảm tới 34% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện, giá xăng RON 92 bán ra thị trường (sau đợt điều chỉnh mới nhất, ngày 19/8) hơn 18.530 đồng/lít. Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã được điều chỉnh 10 lần với 6 lần giảm (tổng cộng 4.390 đồng) và 4 lần tăng (tổng cộng 5.040 đồng). Như vậy, tổng mức tăng vẫn cao hơn mức giảm và giá xăng hiện nay cao hơn so với đầu năm khoảng 650 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu thô thế giới kể từ đầu năm đến nay tiếp tục đà suy giảm với mức giảm hơn 10 USD/thùng. Ngày 25/8, trên sàn giao dịch hàng hóa Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 2,7 USD/ thùng xuống còn 42,80 USD/thùng. Mức giá này đang tiến gần với mức thấp nhất trong hơn 6 năm qua.

Ông Doanh cũng cho rằng, cuộc chiến giá dầu giữa các “đại gia” dầu mỏ Trung Đông, Mỹ, Nam Mỹ vẫn chưa ngã ngũ. “Nguồn cung dư thừa cùng với những lo ngại về kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại sẽ dẫn tới việc giá dầu có thể tụt giảm và rất khó đoán”, ông Doanh nhận định.

Một quan chức Bộ Công Thương cho biết, bộ đang theo dõi sát sao diễn biến của thị trường xăng dầu quốc tế. Việc đặt vấn đề giá dầu thế giới giảm mạnh, giá trong nước ra sao thì còn phải theo dõi tiếp.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có công văn gửi 2 bộ: Công Thương và Tài chính, đề nghị giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình để chuẩn bị cho lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng trên về 0% từ 1/1/2016.

VINPA cho rằng, hiện tại, khi nhập khẩu xăng dầu, cùng với thực hiện Thông tư 165 nêu trên, các đầu mối nhập khẩu xăng dầu đang thực hiện theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính ngày 20/5/2015. Theo đó, thuế nhập khẩu diesel là 10%, dầu hỏa là 13%, Zet A1 là 10%, mazut là 10%. Như vậy cùng một mặt hàng có hai mức thuế nhập khẩu song song tồn tại.

Theo Bộ Công Thương, hiện thuế nhập khẩu áp dụng với mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu hỏa và mazut lần lượt ở mức 20%, 10%, 13% và 10%. Thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với mặt hàng xăng. Thuế bảo vệ môi trường với xăng là 3.000 đồng/lít, dầu diesel 1.500 đồng/lít,  dầu hỏa 300 đồng/lít, dầu mazut 900 đồng/kg.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.