Giá vàng tăng cao, đề xuất nhập khẩu để người dân hưởng lợi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giá vàng trong nước quay lại mốc 67 triệu đồng/lượng và được dự báo sẽ còn tăng từ nay đến cuối năm. Với chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên tới khoảng 14 triệu đồng/lượng, chuyên gia vàng cho rằng, nhà nước nên can thiệp để kéo giá vàng xuống và người dân được hưởng lợi.

7h sáng 19/12, giá vàng SJC ở thị trường trong nước tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần. Theo đó, giá vàng Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,2 triệu đồng/lượng mua vào, bán ra 67 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết 66,1 - 66,95 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Giá nhẫn tròn trơn 52,8 - 53,65 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tăng lần lượt 90 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra. Hiện giá vàng SJC được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,15 - 66,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 52,81 - 53,66 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng cao, đề xuất nhập khẩu để người dân hưởng lợi ảnh 1

Giá vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 14 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hiện đạt 1.793,13 USD/ounce, tăng 16,56 USD. Giá vàng giao tháng 12/2022 đứng ở ngưỡng 1.794 USD/ounce, vàng giao tháng 2 tăng 0,85% lên 1.803 USD/ounce.

Giá vàng miếng trong nước cao hơn giá vàng thế giới khoảng 14 triệu đồng/lượng. Theo đó, các doanh nghiệp nới chênh lệch giá mua vào – bán ra giữ ở mức khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường tiền tệ trong nước, lúc 7h ngày 19/12, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên niêm yết ở mức 23.650 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước 24.830 đồng/USD.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - cho rằng, đã đến lúc cơ quan nhà nước phải thay đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng.

Ông Hùng cho hay, chủ trương chống vàng hóa trong nền kinh tế, từ năm 2012 thực hiện Nghị định 24 và đặc biệt là từ năm 2014 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng. Như vậy, nguồn cung vàng miếng trong nước đã bị giảm đi nên thị trường vàng không còn hấp dẫn với nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp vàng chuyển sang sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Theo ông Hùng, thời điểm đó, để chống vàng hóa là đúng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, người dân không còn mặn mà với vàng và cũng không đem vàng ra làm phương thức thanh toán như trước.

“Nếu như trước đây, chênh lệch vàng trong nước cao hơn thế giới 3 - 4 triệu đồng/lượng là cao, thì nay giá vàng Việt Nam có thời điểm cao hơn thế giới lên đến trên 20 triệu đồng/lượng. Chênh lệch quá khắc nghiệt giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng trang sức SJC cùng hàm lượng hoặc với giá vàng miếng của các thương hiệu khác, gây thiệt cho người dân”, ông Hùng nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.