Giá vàng sát mốc 55 triệu đồng/lượng: Rủi ro cao nếu đầu cơ

Người dân xếp hàng mua bán tại cửa hàng vàng
Người dân xếp hàng mua bán tại cửa hàng vàng
TP - Giá vàng trong nước ngày 23/7 liên tục “nhảy múa”, tiến sát mốc 55 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong lịch sử. Thị trường tái diễn cảnh xếp hàng bán vàng chốt lời, còn chuyên gia cảnh báo rủi ro khi mua vàng lúc giá cao. Có người vác cả bao tải tiền đến “ôm” cả trăm lượng.  

Ngày 23/7/2020, giá vàng đã có một ngày biến động liên tục, tính từ lúc mở cửa đến phiên chiều đóng cửa, mỗi lượng vàng đã tăng vọt tới 2 triệu đồng.

Cụ thể, vào buổi sáng, vàng SJC tại Hà Nội được Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 52,38 triệu đồng/lượng mua vào; 53,4 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 630.000 đồng/lượng so với sáng 22/7). Còn Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 52,25 triệu và 52,85 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Liền đó, giá vàng SJC liên tục điều chỉnh từng giờ, lên mức 53,8 triệu đồng/lượng và đóng phiên sáng ở mức 54,4 triệu đồng/lượng. Sang chiều, mức giá đã leo lên đỉnh điểm vào lúc 16 giờ khi lên tới  54,9 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, giá vàng thế giới lên mức 1.884,7 USD/ounce, quy đổi tương đương 52,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng nóng khiến lượng truy cập website các công ty vàng tăng vọt, đặc biệt Cty SJC rơi vào tình trạng quá tải, rất khó truy cập. Còn ngoài thị trường, xuất hiện tình trạng người dân tranh thủ đi bán vàng chốt lời. Tại các cửa hàng vàng trên đường Cầu Giấy và phố vàng Trần Nhân Tông, lượng người đến bán vàng miếng tăng đột biến trong phiên sáng. Theo một nhân viên cửa hàng, người đến bán vàng nhiều nhưng chủ yếu giao dịch với một vài chỉ không đáng kể.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vào với số lượng lớn bất chấp giá tăng điên cuồng. Nhân viên tại một cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu trên đường Trần Nhân Tông, Hà Nội chia sẻ: “Có khách vẫn mua tới trăm cây vàng trong buổi sáng. Khách vác cả bao tải tiền đi mua vàng”.

Bà Nguyễn Thị Luyến, Phó Giám đốc Kinh doanh vàng Cty TNHH Bảo Tín Minh Châu (BTMC) cho biết, giá vàng tăng cao, nhìn chung, thị trường vàng trong nước sôi động hơn. Theo ghi nhận, lượng giao dịch tại cửa hàng ngày 23/7 tăng gấp 3-4 lần những ngày trước đó. Khách mua chiếm khoảng 65% tổng lượng khách giao dịch.

“Thời điểm hiện tại, nhu cầu mua tích lũy là có, đồng thời cũng xuất hiện những khách hàng đầu tư mua lượng lớn.Nhà đầu tư kỳ vọng, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục gia tăng, chưa có vắc-xin COVID-19 thì giá vàng tiếp tục tăng”, bà Luyến nói. Theo bà Luyến, thị trường những ngày này có sôi động, nhưng không xô bồ chen lấn như tháng 9/2011. “Bây giờ người dân giao dịch điềm đạm, họ cập nhật thông tin, tham khảo phân tích từ các chuyên gia rồi mới đưa ra quyết định mua và bán”, bà Luyến nói.

Chị Bích Thu (Hoàng Mai, Hà Nội) chờ bán vàng tại cửa hàng vàng trên phố Cầu Giấy cho biết, cuối năm 2018, khi gia đình có dư tiền thưởng tết của vợ chồng nên quyết định mua vài cây vàng với giá 37 triệu đồng/lượng. “Tôi theo dõi giá vàng mấy ngày hôm nay và chọn bán vì không biết vàng bất ngờ giảm lúc nào. Mỗi một cây vàng, tôi lãi 15 triệu đồng đồng”, chị Thu nói.

Bình luận về thị trường vàng trong nước, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Vàng Việt Nam (VGB) chỉ ra, diễn biến giá vàng trong nước hiện có nhiều điểm bất thường. Thứ nhất, giá vàng miếng SJC tăng khá nhanh và hiện cao hơn giá vàng thế giới hơn triệu đồng/lượng. Mặt khác, các doanh nghiệp vàng sợ rủi ro nên đã nới rộng chênh lệch mua bán lên hơn một triệu đồng, trong khi mấy ngày trước chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng. Điều này đang đẩy thiệt thòi về phía người mua. “Diễn biến này không thích hợp với những người có ý định mua vàng nhỏ lẻ hoặc tích trữ vì rất rủi ro...”, ông Hải nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.