Gia nhập WTO: Các nước trong khu vực lo ngại sự cạnh tranh từ Việt Nam

Gia nhập WTO: Các nước trong khu vực lo ngại sự cạnh tranh từ Việt Nam
TP - Các nước trong khu vực đang lo lắng vì trên “sân chơi” xuất hiện thêm một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Gia nhập WTO: Các nước trong khu vực lo ngại sự cạnh tranh từ Việt Nam ảnh 1
Các công trình xây dựng mới ở Việt Nam

Khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 đã làm dấy lên sự  lo ngại và sự đánh giá lại của các nền kinh tế Đông Nam Á (ĐNA) chỉ vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997. 5 năm sau, việc Việt Nam gia nhập WTO lại tạo ra sự lo lắng mới trong khu vực.

Việt Nam, ngôi sao đang lên ở ĐNA, là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây, nối tiếp sự thành công theo kiểu truyền thống của ĐNA, Trung Quốc với giá nhân công thấp, công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư từ chính những nền kinh tế ĐNA từng được xem là “con rồng nhỏ” như  Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Stefan Buerkle, Giám đốc kinh tế tại Phòng Thương mại Thái - Đức ở Bangkok, cho rằng Việt Nam hấp dẫn hơn Thái Lan và việc nước này gia nhập WTO sẽ gây khó khăn cho Thái Lan.

Việt Nam đã đạt những tiến bộ vượt bậc trong thập kỷ qua trong việc giảm tệ quan liêu, cải thiện môi trường kinh doanh và ngày càng thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

Với việc gia nhập WTO, phần còn lại của khu vực sẽ đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt hơn trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, đặc biệt là những ngành công nghiệp như giày da, dệt may, thậm chí cả điện tử.

Hơn thế nữa, các lĩnh vực này còn gây sức ép với những người khổng lồ vốn có chi phí nhân công thấp là Trung Quốc, Ấn Độ.

Bà Ramya Subreameniem, chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Singapore cho rằng lĩnh vực điện tử vốn là thế mạnh của Singapore sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế Indonesia cũng cảnh báo doanh nghiệp nước này, đặc biệt trong lĩnh vực giày da, dệt may về đối thủ mới là Việt Nam sau 5 năm chật vật vì sự cạnh tranh từ Trung Quốc…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.