Gia đình đề nghị lặn tìm 8 thuyền viên mất tích

Công tác tìm kiếm 8 thủy thủ mất tích vẫn được tiếp tục khẩn trương trong ngày 13/11 với sự hỗ trợ tìm kiếm của tàu SAR 274 từ Đà Nẵng.
Công tác tìm kiếm 8 thủy thủ mất tích vẫn được tiếp tục khẩn trương trong ngày 13/11 với sự hỗ trợ tìm kiếm của tàu SAR 274 từ Đà Nẵng.
Tại cuộc họp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn tối 12/11, người nhà các nạn nhân cho rằng khả năng 8 thuyền viên bị kẹt trong tàu là rất cao, vì vậy đề nghị cơ quan chức năng sớm có phương án lặn tìm.

Tuy nhiên, do mực nước ở khu vực tàu Phúc Xuân 68 bị đắm có độ sâu 80-100m nên phương án này rất khó thực hiện. Sáng nay, 13/11, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực IV (Nhatrang MRCC), cho biết, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã chỉ đạo tăng cường thêm phương tiện tham gia tìm kiếm 8 thuyền viên mất tích. Vào sáng sớm nay, tàu SAR 274 đã cập cảng Nha Trang để tham gia tìm kiếm sau hành trình dài từ Đà Nẵng.

Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) cho biết đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin gì về 8 thuyền viên mất tích. Sau vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng xảy ra, ông Phạm Văn Xuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình và ông Lê Đức Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã có mặt để động viên gia đình các nạn nhân. Hai tỉnh này đã hỗ trợ gia đình có người mất tích 7 triệu đồng/gia đình, người may mắn sống sót 3 triệu đồng/người.

Tàu Phúc Xuân 68 bị chìm xuống biển vào ngày 9/11 sau một cú đâm va với con tàu khác. 8 thuyền viên trên tàu mất tích, được cho là đã mắc kẹt trong con tàu đắm, chỉ 3 thuyền viên nhảy được khỏi tàu và sống sót.

Theo Viết Hảo

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
TPO - Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.
Nhiều nông dân “treo chuồng” vì không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Ảnh: U.P
Nhà nông, doanh nghiệp nhỏ đói vốn
TP - Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.