Gia cầm không kiểm dịch vẫn bán ở chợ vùng biên

Gà giết mổ không qua kiểm dịch vẫn được bày bán tại chợ Hải Đông, TP Móng Cái. Ảnh: Thành Duy
Gà giết mổ không qua kiểm dịch vẫn được bày bán tại chợ Hải Đông, TP Móng Cái. Ảnh: Thành Duy
TP - Tại Quảng Ninh, nơi có đường biên giới dài với Trung Quốc (nước đang bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9 ở người), công tác phòng chống dịch được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc. Tuy nhiên, người dân vẫn vô tư thịt gia cầm bán tại chợ…

UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã liên tục ban hành văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi nói chung, dịch cúm gia cầm nói riêng; thành lập các đoàn công tác trực tiếp kiểm tra tình hình phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm...

Ông Trần Xuân Đông, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, cho biết, Chi cục đã phối hợp với các địa phương thành lập 6 chốt kiểm dịch tại Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, tham mưu cho Sở NN&PTNT phê duyệt kế hoạch phòng chống cúm H7N9 tại Quảng Ninh và yêu cầu các địa phương thực hiện đầy đủ nội dung phòng, chống dịch.

Từ ngày 14 đến 22/2, Chi cục Thú y có kế hoạch cung ứng hơn 3,3 triệu liều vắc - xin H5N1 cho các địa phương. Kinh phí mua và công tiêm vắc - xin cúm gia cầm được tỉnh hỗ trợ 100% và do ngân sách địa phương chi trả. Chi cục đã cấp và dự trữ đủ hoá chất, máy móc, vật tư cho các địa phương.

Để gia cầm nhập lậu sẽ bị kỷ luật nặng

Tại vùng biên Móng Cái nơi tiếp giáp Trung Quốc, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, công tác phòng dịch cúm gia cầm, đặc biệt là cúm H7N9 được triển khai quyết liệt. Đại tá Vũ Đức Tạo, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, cho biết, ngoài nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, đặc biệt là gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm. 

Quán triệt tới từng cán bộ, chiến sĩ về việc để gia cầm nhập lậu qua biên giới sẽ bị kỷ luật rất nặng. Theo tìm hiểu của phóng viên, từ nhiều tháng qua, gần như tất cả các sản phẩm gia cầm nhập lậu đều không có cửa vào Móng Cái. Ở các chợ tại Móng Cái, gà thải loại, gà nhập từ Trung Quốc vắng bóng. Tuy nhiên, tại các chợ ở những xã, phường như Hải Tiến, Hải Yên, Hải Đông, gia cầm vẫn được giết mổ không đúng quy trình và bày bán công khai.

Ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, khẳng định, nhiều người dân còn chủ quan, thiếu cảnh giác đề phòng dịch; nhiều hộ chăn nuôi còn thả rông gia cầm ngoài đồng ruộng, ao hồ và mua con giống trôi nổi trên thị trường chưa qua kiểm dịch về nuôi, không chủ động tiêm phòng bổ sung, giết mổ không đúng quy trình. Đây tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, bùng phát dịch bệnh.

Tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, nơi mỗi ngày có hàng ngàn lượt người Trung Quốc và Việt Nam qua lại, công tác phòng dịch trên người được triển khai quyết liệt. Tại đây có một máy đo thân nhiệt, những người có nhiệt độ bất thường sẽ lập tức được phát hiện và cách ly. Ông Nguyễn Thanh Tăng, Kiểm dịch viên. Trạm Kiểm dịch Y tế quốc tế cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cho biết, ngoài theo dõi máy soi, các nhân viên tại đây phải trực tiếp kiểm tra hộ chiếu, hỏi rõ người Trung Quốc đến từ địa phương nào, ghi chép, thống kê để xem bao nhiêu người từ vùng có dịch đến Việt Nam, tìm hiểu nguồn dịch…

Trung Quốc có thêm ca tử vong vì cúm H7N9 và H10N8

Ngày 17/2, Sở Y tế tỉnh An Huy và Sở Y tế tỉnh Hồ Nam xác nhận tổng cộng 2 trường hợp nhiễm H7N9, nâng tổng số người nhiễm chủng virus cúm gia cầm này từ đầu năm tới nay ở Trung Quốc lên trên 130, trong đó có ít nhất 32 ca tử vong. Nam bệnh nhân 63 tuổi ở tỉnh An Huy đang trong tình trạng nguy kịch. 

Ngày 13/2, Sở Y tế tỉnh Giang Tây xác nhận một người đàn ông 75 tuổi đến từ thủ phủ Nam Xương nhập viện ngày 4/2 và tử vong 4 ngày sau đó vì nhiễm chủng virus cúm gia cầm mới H10N8. Ca nhiễm H10N8 đầu tiên được xác nhận ngày 17/12/2013. Bệnh nhân (một phụ nữ 73 tuổi) cũng đã tử vong. H10N8 vốn phổ biến ở gia cầm, nhưng trước đó chưa từng được biết đến trên người.

 Thái An (theo China Daily)

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.