Ghế nào cho Sakda ở Hoàng Anh Gia Lai

Ghế nào cho Sakda ở Hoàng Anh Gia Lai
Khi sắp xếp 3 ngoại binh cho đội hình trước mỗi trận đấu HAGL có sự cạnh tranh của trung vệ Banjamin Mawusi, tiền vệ Sakda và tiền đạo Kone Mohamed. Sakda là cựu binh, “công thần” của đội.
Ghế nào cho Sakda ở Hoàng Anh Gia Lai ảnh 1
Thonglao (trái) và Sakda

Ở đội bóng phố núi hiện nay, Sakda thực sự trở thành “ bài toán khó'' cho BHL bởi việc bố trí vị thứ 3 cho Sakda dường như là điều tất yếu nhưng khi bước vào mùa giải mới thì việc bố trí Sakda không ngờ lại là sự lựa chọn khó khăn cho HAGL.

Khả năng chuyên môn của tiền vệ phòng ngự này thì không cần phải bàn nhưng ở những lượt đấu vừa qua đã cho thấy nhiều bất cập.

Có Sakda trên sân, khả năng phòng ngự từ xa HAGL được đảm bảo nhưng để đi đến thắng lợi thì đó chưa phải là sự lựa chọn tốt nhất. Trong trận gặp HPHN, sự xông xáo, nhiệt tình của Sakda đôi khi đã quá đà, lấn sân cả đồng đội (Duy Quang).

Ngoài ra, anh và Thonglao thường đá cá nhân (ít phối hợp với 2 cánh, chỉ tập trung đánh trung lộ nên họ thường xuyên tìm tiếng nói chung) khiến thế tấn công của HAGL khá đơn điệu, dễ bị bắt bài.

Dù thi đấu trên sân nhà nhưng HAGL hoàn toàn bế tắc trước đối phương. Đến trận gặp HN.ACB khi Sakda vắng mặt (nhường xuất ngoại cho trung vệ Benjamin, vị trí anh được thay bằng Thanh Phương) đã cho hiệu quả rõ nét.

Tuyến tiền vệ của HAGL hoạt động khá linh hoạt, cặp tiền vệ Duy Quang, Thanh Phương thi đấu khá hay. Có họ những miếng đánh của HAGL rất đa dạng từ chồng cánh đến trung lộ, tạt biên.

Bộ đôi này phối hợp rất tốt với các cầu thủ tuyến trên cũng như 2 cánh là A Huỳnh và Văn Nhiên, riêng Thonglao lại rộng đất phô diễn, vì vậy thế tấn công của HAGL rất đa dạng, đẹp mắt và hiệu quả.

Tuy phòng ngự từ xa giỏi nhưng điều đó không có nghĩa là Sakda cản phá được hết khi mà hậu phương (hậu vệ) khá mỏng và yếu. Một Trịnh Duy Quang đã có dấu hiệu tuổi tác, trong khi các đồng đội xung quanh, nhất là Minh Thông quá non, một mình Quang không thể gánh hết, trong khi các đối thủ ai cũng có một ngoai binh tiền đạo có sức khoẻ, càn lướt vì vậy rất cần một người hỗ trợ...

Trong trận gặp HN.ACN, trung vệ Benjamin đã được tung ra đá từ đầu và những gì anh thể hiện đã làm người hâm mộ phố núi yên tâm phần nào. Việc thay Sakda bằng Benjamin đã giúp mọi người có cái nhìn mới về vị trí của Sakda trong đội hình. Riêng về tiền đạo Kone Mohamed thì theo như một thành viên ban huấn luyện tâm sự thì "điểm rơi đã rớt ở Thái Lan".

Có thể nói bài toán về Sakda đã rõ nhưng liệu HAGL có dám thực thi hay không khi mà trong đội ê kíp người Thái vẫn còn đó (Thonglao, át chủ bài của đội bóng cùng HLV trưởng, Dusit - HLV phó)

Từ ngày làm bóng đá chuyên nghiệp đến nay, bầu Đức đã luôn trung thành với công thức Thái - Việt để thành công nhưng công thức này cũng khiến ông một lần lao đao.

Còn nhớ trước đây khi HLV Arjhan Somgamsak bị kỷ luật vì thành tích kém (mùa giải 2004 - 2005), dù biết nguyên nhân chính là do HLV trưởng nhưng lúc đó đội bóng phố núi đã phải buộc lòng kỷ luật toàn bộ ban huấn luyện (cả người Việt) và đưa Kiatisak làm HLV trưởng vì không dám làm mất lòng bộ sậu người Thái còn lại.

Giờ đây, khi vị trí Sakda đang lung lay nhưng ê kíp Thái vẫn còn, tuy không còn mạnh như trước nhưng nếu để họ mếch lòng thì liệu điều gì sẽ xảy ra, thành tích đội có đi xuống hay không?

Có một chuyện mà ít ai để ý là, từ trước đến nay, bầu Đức vẫn thỉnh thoảng "ngó" vào vấn đề chuyên môn khi HAGL đang thi đấu nhưng chỉ với các cầu thủ nội, còn ngoại binh (chủ yếu Thái Lan) thì gần như chưa bao giờ.

HAGL cần nhìn thẳng vào sự thật về vị trí của Sakda trước mỗi trận đấu. Sự có mặt của Sakda thực sự tốt khi HAGL cần sự an toàn, trước đối thủ mạnh, còn với đối thủ yếu, cần chiến thắng thì hãy nên để anh ở băng ghế dự bị, dành chỗ các cầu thủ khác ra sân.

Theo Hoàng Cao Nguyên
TTXVN

MỚI - NÓNG
Israel đau đầu với bài toán trả đũa Iran
Israel đau đầu với bài toán trả đũa Iran
TPO - Israel vẫn chưa thống nhất được cách đáp trả cuộc tấn công của Iran cuối tuần qua với hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái, tạo nên cuộc đối đầu quân sự trực tiếp đầu tiên giữa hai kẻ thù không đội trời chung.