Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode"

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Cô bạn Gen Z khoe sự dễ thương “không hề nhẹ” của bố mỗi lần nhắn tin hỏi thăm con gái. Do lớn tuổi, phụ huynh chưa quen với việc nhắn tin có dấu nhưng sau thời gian "thực hành" đã sử dụng cả "teencode" vô cùng rành rẽ nữa đấy! 

Mới đây, tài khoản Gia Ngân chia sẻ câu chuyện đáng yêu về bố vào nhóm Cháo Hành Miễn Phí: “Thấy mọi người khen mẹ cute nhiều quá, giờ xin phép chia sẻ chút về ba mình nha. Bình thường giọng của ba khàn khàn nên nói chuyện điện thoại khiến mình có cảm giác ba... đang cọc không à. Sau này ba thường xuyên nhắn tin, mình mới phát hiện là ba hiền khô luôn”.

Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode" ảnh 1
(Ảnh: Gia Ngân)

Kèm theo chia sẻ, Gia Ngân đăng tải đoạn hội thoại giữa hai bố con. Trong đó, bố đang hỏi thăm tình hình thời tiết, quan tâm đến con gái. Đồng thời, bố của cô bạn còn hỏi cách gõ dấu ngã, dấu hỏi khi sử dụng bộ gõ Telex trên điện thoại di động rồi thực hành theo.

Tuy nhiên, đó là chuyện của một năm trước và hiện tại bố của cô bạn còn bắt trend nhắn tin với con gái Gen Z bằng teencode: “Bây giờ ba mình chuyển qua tenncode như: “bik”, “thik”, “wa”, “we” khi nhắn tin với mình luôn rồi. Mỗi lần đọc tin nhắn của ba là mình cười xỉu, dễ thương quá chừng”, Gia Ngân “khoe” sự dễ thương “không hề nhẹ” của bố.

Bài đăng về ông bố “sành điệu” của cô bạn nhanh chóng nhận hơn 6K lượt react từ cư dân mạng và nhiều bạn còn kể lại chuyện đáng yêu của phụ huynh khi sử dụng điện thoại nhắn tin với con.

Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode" ảnh 2

"Mình viết cho bố cách gõ các thanh điệu khi nhắn tin. Bố giữ tờ giấy này từ năm 2019 đến giờ luôn". (Ảnh: Thùy Dung)

Bạn Như Quỳnh cho biết mẹ của cô bạn do lớn tuổi nên khó nhớ cách đánh dấu. Thế là bà đã cẩn thận ghi lại cách gõ dấu trên điện thoại vào tờ giấy để dùng mỗi khi cần.

“Nhiều khi đang vội mà mẹ nhắn chậm quá thì nhờ chị em mình nhắn giúp. Sau này, mẹ biết đến chức năng chuyển giọng nói thành văn bản nên hào hứng khoe là nhắn tin còn nhanh hơn cả mình. Mẹ tuy lớn tuổi nhưng chịu khó sử dụng công nghệ thông tin để liên lạc với các con và người thân ở quê”.

Tương tự vậy, bạn Giang Giang chia sẻ chuyện bố mẹ khi nhắn tin cũng có tờ giấy ghi chú lại cách đánh các thanh điệu: “Khi nào có việc quan trọng cần ghi dấu đầy đủ thì bố mẹ mình lấy giấy ra, vừa dò vừa gõ. Nhìn thương lắm, bố mẹ cũng lớn tuổi rồi, không nhớ được mấy này”.

Ngoài ra, có bạn hài hước kể về thói quen nhắn tin tuy không đúng quy tắc chính tả nhưng vô cùng đáng yêu của phụ huynh. Bạn Cường Nguyễn cho biết: “Mẹ mình khi nhắn tin là không thích xuống dòng hay chấm câu, thay vào đó là sử dụng dấu sao”.

Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode" ảnh 3

Mẹ của anh bạn này có thói quen dùng dấu sao để thay cho dấu chấm câu. (Ảnh: Cường Nguyễn)

Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode" ảnh 4

Bố của cô bạn này thì sử dụng dấu chấm giữa mỗi chữ. (Ảnh: Thúy Nga)

Không chỉ phụ huynh, đôi khi ông bà cũng rất chịu khó sử dụng điện thoại di động để liên lạc, kết nối với con cháu. Bạn Ngọc Hà chia sẻ câu chuyện "cưng xỉu" về bà nội hơn 70 tuổi của mình khi nhắn tin cho mọi người trong gia đình:

"Ban đầu khi được các con mua tặng điện thoại thông minh, bà sử dụng chưa rành nên bình luận toàn không dấu khiến mọi người vừa đọc vừa đoán. Khi được con cháu chỉ cách gõ dấu, bà tiếp thu rất nhanh và chăm thực hành bằng việc bình luận dưới các bài đăng của các thành viên trong gia đình. Bây giờ bà mình còn rành các tính năng của messenger, gọi điện rồi chụp ảnh hoa gửi cho con cháu. Đáng yêu vô cùng".

Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode" ảnh 5

(Ảnh: Quỳnh Như)

Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode" ảnh 6

Hội phụ huynh "sành điệu" khi gửi sticker và sử dụng ngôn ngữ của Gen Z khi nhắn tin. (Ảnh: Phương Bia)

Chia sẻ về cảm xúc mỗi khi nhận tin nhắn từ mẹ, bạn Minh Đạo bộc bạch: "Ngày xưa mẹ dạy mình viết chữ, đánh vần còn giờ mình chỉ lại cho mẹ cách nhắn tin có dấu. Bố mẹ lớn tuổi, sử dụng công nghệ thông tin không rành như bọn mình nhưng vì muốn thăm hỏi tình hình nên chịu khó mày mò, nheo mắt gõ từng chữ khiến mình càng thương mẹ hơn".

Gen Z khoe hội phụ huynh "dễ thương xỉu" khi nhắn tin: Ban đầu bỡ ngỡ nay gõ cả "teencode" ảnh 10
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm