Người Do Thái và phong trào phục quốc

Gaza - máu và nước mắt

Gaza - máu và nước mắt
TP - Để giúp bạn đọc hiểu thêm nguyên nhân sâu xa cuộc chiến tranh Israel-Dải Gaza đang diễn ra, Tiền Phong tổng hợp các tư liệu dưới đây theo quan điểm trung lập.

Cuộc chiến tranh đẫm máu giữa Israel và phái Hồi giáo vũ trang Hamas ở Dải Gaza hiện nay nên được xem xét trong bối cảnh lịch sử xung đột giữa Israel với Palestine và thế giới Arập nói chung.

Đến nay, lịch sử về vùng đất bao gồm lãnh thổ trên thực tế của Palestine và của Israel ngày nay vẫn còn chưa có cách nhìn thống nhất của các nhà sử học.

Người Do Thái và phong trào phục quốc

Vùng lãnh thổ Palestine ngày nay gồm ba khu vực lớn: Bờ Tây sông Jordan, một phần phía đông Jerusalem, và phần lãnh thổ tách rời- Dải Gaza.

Lịch sử tranh chấp đất đai và hận thù giữa người Do Thái Israel và người Arập Palestine ngày nay có nguồn gốc rất xa từ thời hình thành các tôn giáo lớn trên thế giới.

Tại vùng đất này, người Hồi giáo Arập và người Do Thái giáo chưa có thời nào chịu chung sống hòa bình với nhau, khiến lịch sử vùng Trung Đông trở nên vô cùng phức tạp.

Gaza - máu và nước mắt ảnh 1
Binh lính Israel ở dải Gaza. Ảnh: AP

Từ năm 1517-1920, toàn bộ vùng lãnh thổ thuộc Palestine và Israel ngày nay do Đế chế Ottoman cai quản.

Sau Thế chiến I, Đế chế Ottoman sụp đổ, các bên thắng trận gồm Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản tổ chức hội nghị Sanremo (Ý) từ ngày 19-26/4/1920 để chia quả thực.

Thực dân Anh được ủy trị cai quản phần đất trước kia thuộc về Đế chế Ottoman, bắt đầu từ 1920-1948. Đến năm 1948 vùng đất này vẫn chỉ có tên gọi là Palestine dưới sự cai quản của thực dân Anh.

Tuy nhiên, đường biên giới cho vùng đất Palestine dưới sự ủy trị của Anh không được phân định rõ ràng.

Thời kỳ chiến tranh tôn giáo trước Đế chế Ottoman, người Do Thái ở vùng đất này phải ly hương sống lưu vong tại nhiều nước châu Âu khá nhiều.

Tuy nhiên đến thời kỳ Đế chế Ottoman và thực dân Anh, vùng đất này được xác định là có số người Do Thái phải di cư sang ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, nhiều nhất là châu Âu.

Người Do Thái nổi tiếng là thông minh nên rất thành đạt trong các ngành kinh tế, đặc biệt là ngân hàng, tài chính ở châu Âu tại các nước họ nhập cư.

Quốc trưởng Đức Adolf Hitler của nhà nước Đức Quốc xã không thể chấp nhận trên thế giới có một dân tộc nào thông minh và thành đạt hơn dân tộc German nên ra lệnh tàn sát hủy diệt người Do Thái.

Suốt thời kỳ trước và trong Thế chiến II, người Do Thái ở châu Âu bị Đức Quốc xã săn đuổi, giết hại. Hơn năm triệu người Do Thái sinh sống ở châu Âu bị phát xít Đức bắt dồn vào các trại tập trung lao động khổ sai và giết hại dã man bằng cách xả hơi độc vào trong trại tập trung Do Thái ở Ba Lan và Đức để giết tập thể.

Do bị săn đuổi ở châu Âu, người Do Thái lần theo kinh thánh của họ tự xác định quê cha đất tổ của mình là vùng đất thuộc Israel ngày nay. Từ đó, trên thế giới có phong trào phục quốc, kêu gọi tất cả những ai là người Do Thái đang sống ly hương trở về đất tổ.

Giữa người Do Thái hồi hương và người Palestine ở vùng đất này liên tục xảy ra xung đột tranh chấp đất đai. Các cuộc tranh chấp này đều đẫm máu cho cả hai bên.

Tình hình tranh chấp giữa người Arập và Do Thái ở đây càng gay gắt sau khi kết thúc Thế chiến II năm 1945 có làn sóng lớn người Do Thái trở về chiếm đất của người Arập tại vùng đất ủy trị của thực dân Anh.

Israel lập quốc, Palestine lỡ cơ hội

Gaza - máu và nước mắt ảnh 2
Dải Gaza chìm trong khói lửa

Hai năm sau khi kết thúc Thế chiến II, ngày 29/11/1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết 181 không ràng buộc để chấm dứt quyền ủy trị của Anh đối với vùng đất này kể từ ngày 1/8/1948.

Nghị quyết 181 của Đại hội đồng LHQ cũng chia vùng đất Palestine trước đó dưới sự ủy trị của Anh thành hai phần gần bằng nhau cho cả người Palestine lẫn người Do Thái.

Phần cho Israel gồm 20.770 km2 và cho Palestine 26.320 km2.  Nghị quyết nói rằng nếu cả Palestine và Israel đều thực thi Nghị quyết 181 của Đại hội đồng và thành lập nhà nước của mình trên vùng đất được chia, LHQ sẽ công nhận đó là những nhà nước độc lập.

Nghị quyết 181 không ràng buộc được thông qua ở Đại hội đồng LHQ với 33 phiếu thuận (53%), 13 phiếu chống (23%),  10 phiếu trắng (17%), và một nước không tham gia bỏ phiếu là Thái Lan. 

Với Nghị quyết 181 Đại hội đồng LHQ, những người Do Thái chớp ngay cơ hội để lập ra nhà nước Israel và được LHQ công nhận như ngày nay. Trong khi đó, những người Arập Palestine bác bỏ Nghị quyết 181 vì cho rằng như thế là công nhận bị mất gần một nửa lãnh thổ của ông cha họ.

Người Arập Palestine không thành lập nhà nước của mình nên đã lỡ cơ hội. Đó là vì sao cho đến nay người Palestine vẫn còn mơ ước thành lập một nhà nước độc lập Palestine.     

Các nước bỏ phiếu thuận gồm Úc, Bỉ, Bolivia, Brazil, nước Cộng hòa Xô viết Belarusia, Canada, Costa Rica, Tiệp Khắc, Đan Mạch, CH Dominican, Ecuador, Pháp, Guantemala, Iceland, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Nicaragua, Na Uy, Panama, Peru, Ba Lan, Thụy Điển, Nam Phi, nước Cộng hòa Xô viết Ukraina, Hoa Kỳ, Liên Xô, Uruguay, và Venezuela.

Các nước bỏ phiếu chống gồm Afghanistan, Cuba, Ai cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Iran, Libăng, Pakistan, Arập Xêút, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, và Yemen.

Các nước bỏ phiếu trắng gồm Argentina, Chile, Trung Quốc (Tưởng Giới Thạch), Colombia, El Salvador, Ethiopia, Honduras, Mexico, Vương quốc Anh và Bắc Ailen, và Nam Tư.

(Còn nữa)

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".