Gấu nước, loài động vật có khả năng siêu thích nghi

TPO - Gấu nước có tên khoa học là Tardigrades, chúng có thể sống sót trong điều kiện sẽ giết chết mọi sinh vật khác. Mặc dù có vẻ khó tin nhưng loài động vật này có thể chịu đựng những môi trường cực đoan bao gồm áp suốt, nhiệt độ cao thậm chí là phóng xạ. 

Khả năng thích nghi kỳ diệu của Tardigrade

Loài Tardigrade có thể thích nghi tốt trong những môi trường sau đây: 

Áp suất

Gấu nước, loài động vật có khả năng siêu thích nghi ảnh 1

Tardigrade.

Tardigrade có thể tồn tại cả trong chân không và dưới áp suất cao hơn 1.200 lần so với áp suất khí quyển. Một số loài chịu áp lực 6.000 atm (cao hơn khoảng 6 lần so với áp suất cao nhất của rãnh Mariana (10911 ± 40 m dưới mực nước biển) rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất.

Nhiệt độ

Loài động vật này có thể chịu đựng được nhiều phút ở nhiệt độ  trên 151 °C (304ºF) và khoảng 24 giờ trong -200 ° C (-328ºF). Một số loài có thể chịu được vài phút ở -272 ° C (nhiệt độ thấp nhất trong tự nhiên là -273,15 ° C = 0 ° K (-460ºF)).

Phóng xạ

Tardigrades chịu đựng bức xạ gấp 1000 lần so với các động vật khác; liều gây chết trung bình là 5.000 Gy và 6.200 Gy của các ion nặng nếu chúng có đủ nước , trong khi đó con người chỉ có thể chịu được 5-10 Gy.

Mất nước

Gấu nước, loài động vật có khả năng siêu thích nghi ảnh 2

Tardigrade.

Những động vật này có thể sống sót sau khi mất nước tới 10 năm, đặc biệt có một cá thể được tìm thấy đã sống tới 120 năm trên rêu khô. Ở nhiệt độ rất thấp, nước chỉ chiếm 3% cơ thể tardigrade. Trong điều kiện bình thường, nó lên tới 85%. Khi nước đóng băng, nó mở rộng. Do đó, bằng cách loại bỏ nước ra khỏi cơ thể, nó không bị tổ thương khi đóng băng.

Các độc tố

Tardigrades phản ứng với mức độc tố cao trong môi trường bằng cách chuyển hóa cực độ và chúng rơi vào trạng thái tương tự như ngủ đông, được gọi là cryptobiosis. Khi môi trường hết độc tính, con vật trở lại trạng thái bình thường.

Không gian vũ trụ

Tardigrades là loài động vật duy nhất được biết có thể sống sót ngoài vũ trụ. Nó đã được chứng minh vào năm 2007 khi một số cá thể bị mất nước được đưa vào quỹ đạo Trái đất thấp. Trong 10 ngày, tardigrade đã tiếp xúc với chân không và bức xạ UV. Khi  trở lại Trái đất, khoảng 68% cá thể đã sống lại khi được bù nước. Năm 2011, các nhà khoa học Italia đã gửi một nhóm tardigrade khác vào không gian. Trên cơ sở quan sát và kiểm tra đã chỉ ra rằng bức xạ và thiếu trọng lực đã không ảnh hưởng đến sự sống sót của động vật này, do đó chúng được coi là rất hữu ích trong các nghiên cứu được thực hiện ngoài vũ trụ.

Những điều thú vị về Tardigrade (Tardigrada)

- Tên tardigrade có nghĩa là "Con vật đi chậm". Nó được đặt ra vào năm 1776 bởi Lazazaro Spallanzani. Những con vật này còn được gọi là gấu nước vì cách chúng di chuyển.

- Cho đến nay đã có khoảng 1.150 loài tardigrades được phân loại.

- Tardigrade có thể lột xác tới 12 lần trong đời.

- Một lý thuyết khác nói rằng tardigrade đến từ hành tinh khác và chúng đến Trái đất trên bề mặt các thiên thạch.

Theo Dino Animals
MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội đón nóng diện rộng?
Khi nào Hà Nội đón nóng diện rộng?
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ít ngày qua khu vực Hà Nội duy trì hình thái thời tiết tương đối dễ chịu, như đã dự báo Thủ đô mát trời, ngày hửng nắng nhẹ. Tuy nhiên khoảng từ ngày 17 - 18/4 nền nhiệt khu vực tăng dần lên ngưỡng trên 35 độ C, chuẩn bị đón đợt nắng nóng diện rộng.