Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên

TPO - Nhan Hương quán một thời từng là nơi tụ tập của lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng hòa nằm bên trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên. Phóng viên Tiền Phong may mắn có dịp gặp những "nhân chứng sống", những chiến sĩ biệt động năm xưa âm thầm gắn tên tuổi vào địa danh này, góp công vào niềm vui chung của ngày 30/4 lịch sử.
Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 1

Hai "nhân chứng sống" có mặt tại Nhan Hương quán, bên trái là ông Nguyễn Văn Thân hoạt động từ năm 1965 bên trong hàng ngũ của địch, bên phải là chiến sĩ giao liên "nhí" ngày xưa, ông Trần Văn Phùng (sinh năm 1968), cháu ruột ông Ba Tửng chủ quán.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 2

Người đứng ra thành lập quán là ông Nguyễn Văn Tửng, sinh năm 1913 tại Trà Vinh. Ông xây quán bằng khoản tiền tích cóp, đặt tên là Nhan Hương (theo tên người vợ đã mất). Bản vẽ Nhan Hương quán của ông Ba Tửng trong hồ sơ xin phép xây dựng được trưng bày tại không gian quán.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 3

Ông Nguyễn Văn Thân, nguyên cán bộ Phòng Quân báo Miền (A54), Trưởng ban liên lạc khối điệp báo đơn vị A54 khu vực phía Nam hoạt động trong hàng ngũ của địch kể: “Từ trước Quốc khánh 1974, Nhan Hương quán dừng mọi hoạt động bí mật, các chiến sĩ Biệt động tất bật chuẩn bị công tác đón, dẫn đường cho bộ đội giải phóng miền Nam”.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 4

Thảo Cầm Viên được xem là địa điểm lý tưởng cho hoạt động bí mật vì 2 yếu tố quan trọng: là nơi tham quan, vui chơi giải trí thu hút đông người, các cán bộ cách mạng có thể ra vào dễ dàng mà không bị nghi ngờ; Thảo Cầm Viên nằm gần các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn nên thuận lợi cho việc chỉ đạo các chiến dịch. Vì thế, Bộ Tư lệnh Miền đã chọn nơi đây để xây dựng cơ sở hoạt động ẩn giấu sau quán ăn.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 5

Sau khi hoạt động, quán là cơ sở nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo quân khuchỉ huy Biệt động thành đến công tác, nhận chỉ thị của lãnh đạo cấp trên, cũng là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh. Bức tường xanh phía sau quầy thu ngân là căn phòng ngủ vợ chồng ông Tửng, bên trên là căn hầm bí mật nuôi giấu cán bộ.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 6

Quán nằm ở trung tâm Sài Gòn, thu hút đông thực khách nên cũng là cơ sở kinh doanh để nuôi sống gia đình ông Tửng và cung cấp tài chính cho cách mạng. Các nhân viên trong quán đều là người nhà của ông Tửng, ai cũng ủng hộ việc nuôi giấu cán bộ, biệt động, đảm bảo hoạt động luôn được bí mật.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 7

Quán Nhan Hương tiếp đón nhiều khách là quân nhân, nhân viên an ninh phục vụ quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng không ai phát hiện ra điểm bất thường, điều này càng củng cố yếu tố bí mật, giúp giữ vững căn cứ.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 8

Du khách sẽ được giới thiệu về một chi tiết bất thường trong quán chính là diện tích kệ tiếp thực lớn hơn bình thường, đây chính là "hộp thư đa năng" của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 9

Phần dư ra của kệ tiếp thực có chức năng như một căn hầm bí mật tạm giấu tài liệu, vũ khí...

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 10

Từ căn hầm tạm là quầy tiếp thực, tài liệu và vũ khí sẽ được bí mật vận chuyển ra bồn trữ đá phía sau cất giấu.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 11

Theo lời kể của các nhân chứng, trong cuộc Tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, quán là hậu cứ quan trọng cho các trận đánh vào Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu... Từ năm 1963 đến ngày thống nhất đất nước, quán Nhan Hương đã hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an toàn, bí mật cho cán bộ quân khu, biệt động, quân báo... đến trú ém và nhận chỉ thị một số trận đánh.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 12

Các mô hình thực khách, quân lính, người phục vụ, món ăn... được dựng lại sinh động với kích thước thật cho thấy sự nhộn nhịp khi quán còn mở cửa. Trong số các thực khách có rất nhiều người là quân nhân, nhân viên an ninh phục vụ quân đội Mỹ nên không ai nhận ra dấu hiệu khả nghi nào ở quán.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 13

Suốt thời gian dài tồn tại ngay trong lòng địch (1963-1975), hằng ngày, khách đến quán Nhan Hương có nhiều sĩ quan Mỹ và nhân viên an ninh phục vụ cho chính quyền cũ, nhưng địch không hề phát hiện dấu hiệu khả nghi nào. Trong rất nhiều cuộc ăn nhậu của chúng, các “nhân viên” phục vụ quán đã nắm được nhiều bí mật quân sự của địch. Những thông tin này đã được ông Tửng thu thập, đối chiếu, báo lên trên để kịp thời có biện pháp ứng phó.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 14

Ông Phùng, cháu của ông Ba Tửng kể lúc bấy giờ đã biết ông nội mình đi theo cách mạng nên bản thân ông mỗi khi đến quán cũng rất cẩn thận, đề cao cảnh giác và tự ý thức bảo vệ ông nội cùng các đồng chí của ông. Những người trong gia đình luôn coi việc an toàn, bảo mật là trách nhiệm của mình. Điều này đã góp phần giúp quán Nhan Hương hoàn thành tốt nhiệm vụ trong vai trò vỏ bọc để hoạt động cách mạng.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 15

Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quán Nhan Hương là hậu cứ quan trọng cho các trận đánh vào Dinh Độc Lập, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ tổng tham mưu, Đại sứ quán Mỹ, Bộ tư lệnh hải quân...

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 16

Vật dụng trang trí trong quán gần như nguyên bản của ngày xưa.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 17

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thân kể: "Công tác phối hợp giữa Phòng Quân báo Miền với các cơ sở cách mạng, trong đó có quán Nhan Hương, rất chặt chẽ, tuyệt đối bí mật và bảo đảm an toàn cho cơ sở. Nhiều thông tin từ quán Nhan Hương chuyển về đã được cấp trên chọn lọc, điều chỉnh, bổ sung phương án tác chiến trong các trận đánh của lực lượng biệt động, góp phần vào Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 18

Năm 2014, quán Nhan Hương được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. Quán được trùng tu, bảo tồn, bổ sung tư liệu, hiện vật để phục vụ tham quan, giáo dục lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc.

Gặp 'nhân chứng sống' tại căn cứ bí mật của Biệt động Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên ảnh 19

Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã bố trí không gian tái hiện cảnh buôn bán, sinh hoạt của gia đình ông Nguyễn Văn Tửng với nhiều khu vực như nhà bếp, nơi nấu ăn, chỗ ngủ, các bàn ăn, khu vực tính tiền… để ghi dấu một cơ sở cách mạng trong Thảo Cầm Viên ngay giữa lòng TPHCM.

Tin liên quan