Gặp nhạc sĩ ba lần trượt giải thưởng

Nhạc sĩ Hoàng Hà Ảnh: chinhphu.vn
Nhạc sĩ Hoàng Hà Ảnh: chinhphu.vn
TP - Tác giả của 'Đất nước trọn niềm vui, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cùng hành quân giữa mùa xuân'… ở tuổi 82 và làm hồ sơ đến lần thứ ba nhưng vẫn chưa được Nhà nước trao giải. Chúng tôi có dịp trò chuyện với nhạc sĩ hai lần trượt giải Nhà nước và vừa mới trượt giải Hồ Chí Minh.

> Phim tài liệu của biên kịch hay đạo diễn?
> Bộ sưu tầm lục lạc

Nhạc sĩ Hoàng Hà Ảnh: chinhphu.vn
Nhạc sĩ Hoàng Hà. Ảnh: chinhphu.vn.
 

Nhạc sĩ Hoàng Hà là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông có thâm niên 20 năm công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, từng giữ chức danh Ủy viên Ban biên tập kiêm Trưởng phòng Biên tập Thiếu nhi và Mẫu giáo của Ủy ban Phát thanh và Truyền hình (sau này tách ra thành Đài Tiếng nói VN và Đài Truyền hình VN).

“Đó là thời kỳ thú nhất. Mình phát huy được sức sáng tạo”, ông cho hay. Năm 1985, nhạc sĩ Hoàng Hà cùng một số cán bộ Hà Nội nhận lời mời làm công tác văn hóa ở đặc khu Bà Rịa - Vũng Tàu lúc đó mới thành lập và định cư ở đó đến giờ.

Từ khi chuyển vào Vũng Tàu, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ có chuyển biến gì?

Hoàng Hà là nhạc sĩ hạng nhất, chỉ với Đất nước trọn niềm vui, Cùng hành quân giữa mùa xuân ông đã xứng đáng nhận giải thưởng đợt đầu tiên, chưa kể những bài khác” - Nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha.

Sự nghiệp vẫn bình thường. Chỉ có từ năm 2006, sức viết của tôi kém đi vì tuổi cao sức yếu. Tôi vẫn muốn viết nhiều. Sở dĩ thời trước viết được nhiều là do có đòi hỏi, có người yêu cầu mình. Còn bây giờ bối cảnh bình lặng quá, những cái người ta đấu tranh với nhau thì nó lại không thuộc cái mình quan tâm. Đâm ra cũng khó viết. Tất cả những bài thành công trước giờ kể từ Ánh đèn cầu Việt Trì đều có thúc bách của xã hội, của thời cuộc thì mới viết được.

Với tư cách thính giả, chúng tôi cũng hơi bất ngờ khi biết tin nhạc sĩ bị loại đợt này. Vì cứ tưởng ông phải được giải thưởng Nhà nước từ lâu rồi?!

(Cười) Nó cũng là điều hơi buồn cười. Tôi nghĩ thời đại thay đổi, con người cũng khác ngày xưa. Tôi tham gia Hội Nhạc sĩ từ đầu, năm 1957. Thời anh Khoát làm Chủ tịch, rồi anh Đỗ Nhuận, anh Lưu Hữu Phước… Tôi cho rằng đến anh Huy Du tình hình còn tốt.

Sau “triều đại” của anh Huy Du, tình hình kém dần đi. Tất nhiên thôi. Vì sau 1975, có nhiều cái du nhập lắm. Về mặt âm nhạc tôi cũng chưa thấy được cái gì. Tất nhiên cũng có một số cái mới, nhưng một số cái mới thậm chí mình chưa hiểu được nó. Còn những cái cũ thì mất đi.

Ông vẫn lạc quan cho dù chưa xứng đáng được giải thưởng?

Vừa rồi các bạn nhạc sĩ ở TPHCM điện hẹn 9h sáng hôm nay (15-7) họp mặt, muốn tôi lên tham gia ký kết cái gì đó. Tôi bảo, thôi các bạn cứ làm, tôi cứ yên tâm ở đây thôi, chẳng tham gia cái
gì nữa.

Đây là lần thứ mấy ông được mời làm hồ sơ đề cử?

Chắc phải lần thứ ba. Lần đầu tiên từ khi anh Cao Khắc Thùy còn làm Chánh văn phòng Hội. Khi tôi mang hồ sơ đến, anh ấy bảo đại khái là quá hạn hay gì đó. Thì thôi. Lần đó cách đây mấy năm vì anh Thùy nghỉ lâu rồi. Đến năm ngoái anh Cát Vận cũng bảo tranh thủ làm hồ sơ đi.

Hoàng Lương cũng tích cực giúp tôi. Sau đó họ yêu cầu có xác nhận của địa phương thì lại gửi hồ sơ vào trong này. Lúc đấy tôi đang ở Hà Nội. Đến bây giờ, thấy nhiều chuyện rắc rối, tôi tự nghĩ bối cảnh xã hội khác, nhiệm vụ của nghệ thuật giờ cũng khác, thành ra tôi nghĩ tất cả những gì mình làm được coi như đóng góp một tiếng nói vào lịch sử âm nhạc đất nước thôi.

Nhạc sĩ Hoàng Lương, (con trai nhạc sĩ Hoàng Hà):

Nhà nước gửi giấy mời từ năm ngoái. Tôi cũng phải động viên thì bố tôi mới làm hồ sơ, tôi nộp cho bố nhưng không được xét. Năm nay tôi nộp lần nữa cũng không được xét. Tôi mệt mỏi thay cho bố tôi. Tôi làm cho bố tôi vì tôi cảm thấy ông cụ xứng đáng. Chúng tôi không đi xin giải thưởng. Từ nay trở đi tôi không đi xin nữa. Tôi cũng khái tính giống bố, cho nên, xin lỗi, tôi chán lắm rồi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.